Site icon Medplus.vn

Lá lốt – Vị thuốc chữa Xương Khớp hiệu quả dễ tìm

Ảnh minh hoạ cây lá lốt

Ảnh minh hoạ cây lá lốt

Bò cuốn lá lốt, canh thịt nấu lá lốt, lá lốt xào thịt bò, thịt heo om lá lốt,… là những món ăn quen thuộc thường hay được nhắc đến. Là loại cây rất được ưa chuộng và dễ tìm, dễ trồng.

Bên cạnh nấu nên những món ăn ngon, lá lốt cofn là cây thuốc có công dụng chữa được nhiều loại bệnh đặc biệt là các bệnh về xương khớp. Một số bệnh có thể điểm qua như là: đau nhức xương khớp, đau bụng nhiễm lạnh, ra nhiều mồ hôi tay chân, phù thũng, tổ đĩa, sưng đau đầu gối, mụn nhọt lâu ngày. Trong bài viết dưới đây, Medplus sẽ cung cấp thông tin đầy đủ nhất đến bạn.

Lá lốt

Cây Lá Lốt

Tên tiếng Việt: Lá lốt, Tất bát, Phắc pạt, Bẩu bát

Tên khoa học: Piper lolot DC.

Họ: Piperaceae

Công dụng: Chữa đau xương, đau bụng, ỉa chảy, nôn mửa, đau răng, đau đầu, chảy nước mũi hôi (cả cây sắc uống).

 CÁC BÀI THUỐC TỪ LÁ LỐT

1. Chữa dau bụng do nhiễm lạnh

Chuẩn bị: dùng 20g lá tươi rửa sạch, cho vào 300ml nước đun đến khi còn 100ml.

Liều dùng: Uống khi còn ấm trước bữa ăn tối và liên tục trong 2 ngày.

2. Chữa bệnh tổ đỉa ở bàn tay

Chuẩn bị: 30g lá lốt tươi sạch, giã nát vắt lấy nước cốt uống trong ngày. Dùng bã đun sôi 5p với 3 bát nước. Vắt để riêng bã sang bên, dùng nước đó rửa vào chỗ bị tổ đĩa; lấy phần bã đắp lên rồi băng lại.

Liều lượng: Làm liên tục đến 5-7 ngày và 2 lần mỗi ngày.

3. Trị đau nhức xương khớp khi trời trở lạnh

Chuẩn bị: 15-30g lá tươi (khô 5-19g) vào ấm sắc cùng 2 bát nước cho đến khi còn nửa bát.

Liều dùng: Uống khi còn ấm sau bữa ăn tối và liên tục trong 10 ngày.

4. Trị phong thấp tay, chân

Chuẩn bị: 30g lá tươi, rửa sạch, đun sôi với 1 lít nước trong 3 phút; thêm tí muối lúc sôi.

Liều dùng: Trước khi đi ngủ, dùng nước này ngâm rửa tay chân, lau khô. Làm liên tục 5-7 ngày.

5. Chữa đầu gối sưng đau

Chuẩn bị: Lấy 20g lá và 20g ngải cứu, rửa sạch, giã nát trộn giấm; rồi đen đun nóng lên để chừơm, đắp nơi gối sưng đau. Làm như thế cỡ 10 ngày.

6. Trị nhọt vỡ mủ lâu ngày không liền miệng

Chuẩn bị: Lá lốt, tía tô, thân cây chanh, lá chanh, lá ráy; mỗi vị 15g. Bỏ vỏ thân cây chanh, vỏ trong mang phơi khô; giã nhỏ, lấy phần bột mịn rắc vào vết thương. Những dược liệu còn lại rửa sạch, giã nhuyễn; đắp lên chỗ mụn nhọt và băng lại, mỗi ngày đắp 1 lần, trong 3 ngày.

7. Chữa viêm lợi, chắc răng

Hái lá tươi, rửa sạch. Sắc lấy nước đặc để ngậm súc miệng hằng ngày.

8. Chữa viêm nhiễm âm đạo, ngứa và ra nhiều khi hư.

Chuẩn bị: cho 50g lá bẩu phát, nghệ 40g, 20g phèn chua vào nồi rồi đổ nước ngập 2 đốt ngón tay, đun lửa nhỏ 10-15p. Lấy 1 phần nước sắc pha ấm để rửa âm đạo. Phần còn lại đun sôi để xông hơi.

MÓN ĂN NGON TỪ LÁ LỐT

1/ Món cháo lá lốt

Ảnh minh hoạ món ăn từ lá lốt

30g cành nụ lá khô, 30g hồ tiêu, 12g quế mang tán mịn mỗi lần dùng 9g bột. Nấu cháo đặc và cho vào thành phần dược liệu trên. Giúp chữa đầy bụng, khó tiêu; trị hàn thấp, hư hàn.

2/ Lá lốt hầm dê hay Bò hấp lá lốt

Ảnh minh hoạ

Hầm thịt dê hoặc hấp thịt bò cùng với lá lốt, có thể thêm ớt, gừng tiêu để tăng tính ấm. Món này tốt cho cơ thể suy nhược, đau quặng bụng; tỳ vị hư hàn; đại tiện lỏng, kém ăn.

3/ Món om, xào, chiên

Món ếch chiên lá lốt

Có thể kết hợp với cá, thịt, ốc, ếch,… đều vừa ngon, đậm vị; lại mang công dụng bổ trợ sức khoẻ.

Xin lưu ý:

Đừng quên ghé thăm Medplus hàng ngày để cập nhật những tin tức mới nhất về sức khỏe bạn nhé!

Nguồn tham khảo:

Tra cứu dược liệu Việt Nam

Exit mobile version