Cây lá men mọc hoang và được trồng ở miền núi khắp nước ta, đặc biệt ở miền Bấc. Trồng bằng hạt vào mùa xuân. Mùa hoa quả tháng 12-2. Thường thu hái vào lúc cây đang ra hoa, phơi hay sấy khô. Vậy có những bài thuốc trị bệnh hiệu quả từ dược liệu lá men hiện nay? Cách dùng dược liệu này như thế nào? Hãy cùng Medplus tìm hiểu rõ hơn về loại dược liệu này nhé!


1. Thông tin dược liệu
Tên thường gọi: Cây men, Kinh giới núi, Lá men, Pìng đia mả (Dao)
Tên khoa học: Mosla dianthera (Buch. – Ham.) Maxim.
[elementor-template id="263870"]
Họ: Họ Lamiaceae (Hoa môi)
Đặc điểm dược liệu
- Cây thân cỏ cao 25-50cm, mọc đứng, gầy, nhiều cành, thân vuông.
- Lá mọc đối, có cuống ngắn, phiến lá dài 1,5-2cm, rộng 1-1,5cm, mép cổ răng cưa nhỏ.
- Hoa nhỏ, trắng hay hổng mọc thành bông ở đầu cành hay kẽ lá, bông dài 5-10cm, với những vòng gồm 2 hoa, cách nhau.
- Quả bế cư, màu nâu nhạt, hình cầu. Toàn cây có lông tơ, mùi thơm đặc biệt.
Bộ phận dùng
Bộ phận sử dụng được là toàn cây
Thu hái và chế biến
Thu hái toàn cây vào lúc đang có hoa, rửa sạch phơi khô trong râm.
Phân bố
Mọc hoang và được trồng ở miền núi khắp nước ta, đặc biệt ở miền Bấc. Trồng bằng hạt vào mùa xuân. Mùa hoa quả tháng 12-2. Thường thu hái vào lúc cây đang ra hoa, phơi hay sấy khô.
2. Công dụng và tác dụng chính
Thành phần hóa học
- Năm 1991, Vũ Ngọc Lộ và cộng sự nghiên cứu thấy cây Mosla chinensis Maxim chứa 0,51% tinh dầu. tinh dầu chứa 68,3-70% thy- mol có tác dụng kháng khuẩn mạnh và với nấm Candida aỉbicans (Dược học 4, 1991, 14-17).
- Toàn cây có tinh dầu mùi thơm nhẹ.
Tính vị
Vị cay hơi đắng, tính hơi ấm
Quy kinh
Chưa có dữ liệu.
Tác dụng dược lý
Theo y học hiện đại
Chưa có dữ liệu
Theo y học cổ truyền
Nhân dân dùng cây lá men để chế men rượu, còn dùng làm thuốc chữa đau bụng, ăn uống không tiêu, đầy hơi, Nhức đầu. Dùng làm rau gia vị Dùng ngoài nấu nước tắm rửa trị ngoài da sinh lở ngứa, mụn nhọt, ngứa ngáy, rôm sẩy. Người ta cũng sử dụng cây này trong thành phần các vị thuốc làm men rượu.
Cách dùng và liều lượng
Ngày uống 4-10g dưới dạng thuốc sắc. Có nơi còn dùng làm rau ăn sống hoặc nấu ăn.
3. Bài thuốc chữa bệnh
Cây lá men dùng chữa ho và sốt ở trẻ em
Dùng 10-16g cây men tươi giã nát, đắp vào ngực rồi day, xoa
Chữa tiểu tiên khó do nhiệt, tiểu tiên ra máu bằng cây men
Hãm hoặc sắc nước uống 10-20g cây lá men phơi khô.
Điều trị sốt rét bằng kinh giới núi
8-16g rễ cây men, kim ngân, hoa và lá tre lượng bằng nhau. Sắc các nguyên liệu trên và uống trong ngày.
Cây men chữa viêm thận, kiết ly
Uống bột cây lá men pha với nước đun sôi để nguội. Mỗi lần uống 3-6g, ngày 2 lần. Một đợt điều trị có thể kéo dài đến 4 tuần. Hoặc có thể dùng lá men tươi vò nát, vắt lấy nước uống.
Chữa các bệnh ngoài da như mụn nhọt, ngứa ngáy, rôm sẩy
Lá men tươi rửa sạch và nấu nước tắm.
4. Những điều cần lưu ý khi dùng dược liệu
Trong quá trình điều trị bệnh bằng cây lá men cần lưu ý: Không tự ý sử dụng dược liệu khi chưa có sự đồng ý hay hướng dẫn từ thầy thuốc và các y bác sĩ.


5. Lời kết
Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé!
Lưu ý:
- Thông tin về dược liệu mang tính chất tham khảo
- Quý độc giả không nên tự ý sử dụng phối bài thuốc mà sử dụng
- Quý độc giả nên tham vấn ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng, để hạn chế tác dụng phụ và tác dụng không mong muốn
Nguồn: tracuuduoclieu.vn
Xem thêm bài viết: