Site icon Medplus.vn

Lá Móng Tay – Vị thuốc với công dụng Mọc Tóc diệu kỳ

15cay la mong tay 5 - Medplus

Lá Móng Tay luôn được xem là dược liệu quý trong Y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

Tên tiếng Việt: Lá móng, Móng tay, Cây nhuộm, Chỉ giáp hoa, Khau thiên

Tên khoa học: Lawsonia inermis L.

Tên đồng nghĩa: Lawsonia spinosa L.

Họ: Lythraceae (Tử vi)

1. Đặc điểm dược liệu

Lá móng tay là loài thực vật thân nhỏ, chiều cao chừng 3 – 4m. Thân có gai có đầu cành nhưng không nhọn và vỏ nhẵn. Lá mọc đối xứng, phiến hình trứng, đơn, 2 đầu dẹp, cuống ngắn, phiến rộng 1 – 1.5cm và dài 2 – 3cm. Hoa mọc ở đầu cành, hình thùy, dạng chùm, ban đầu có màu trắng nhưng khi già chuyển sang màu đỏ và vàng sậm, hoa có mùi thơm hăng hắc.

Quả nang hình cầu, kích thước to bằng hạt tiêu, có 4 cạnh dọc và bên trong có 4 ngăn. Quả chứa nhiều hạt nhỏ, vỏ dai và dày. Cây lá móng tay được trồng bằng hạt, cây ưa sống ở vùng đất màu, khí hậu ẩm và nóng.

2. Bảo quản

Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm và nhiệt độ cao.

3. Bộ phận dùng

Lá của cây móng tay được sử dụng để làm thuốc. Ngoài ra thân, hoa và rễ của cây cũng được dùng nhưng ít phổ biến hơn.

4. Phân bố

Lá móng tay có nguồn gốc từ Ai Cập, sau đó được di thực và trồng nhiều ở các quốc gia có khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới. Ở nước ta, cây được trồng và mọc hoang ở nhiều nơi.

5. Thu hoạch – sơ chế

Có thể thu hái lá ở cây từ 2 – 3 năm tuổi. Khi hái, nên cắt cả cành sau đó đem phơi khô ngoài nắng hoặc phơi trong bóng râm rồi bảo quản dùng dần.

Mỗi năm thu hoạch 2 lần nhưng khi cắt cần để lại gốc cao khoảng 50cm để cây phát triển tiếp. Nếu thu hái đúng cách, có thể thu hoạch liên tục trong 10 – 30 năm.

Công dụng và Liều dùng

1. Tính vị – Quy kinh

Đang nghiên cứu.

2. Thành phần hóa học

Cây lá móng tay chứa thành phần hóa học khá đa dạng, bao gồm:

3. Tác dụng dược lý

– Tác dụng của lá móng tay theo Đông Y

– Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

4. Cách dùng – liều lượng

Lá móng tay được dùng chủ yếu ở dạng giã nát và đắp ngoài. Ngoài ra dược liệu cũng được dùng ở dạng sắc uống. Hiện tại chưa có nghiên cứu về liều dùng trung bình/ ngày, vì vậy trước khi sử dụng lá móng tay bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc.

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

1. Bài thuốc chữa chấn thương, té ngã và đau nhức cột sống

2. Bài thuốc hỗ trợ điều trị hói đầu và kích thích tóc mọc

3. Bài thuốc trị chứng bế kinh (mất kinh nguyệt)

4. Bài thuốc trị ghẻ lở, hắc lào

5. Bài thuốc chữa chứng sưng đau tỳ vị, hạ sườn và vùng hông

Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn , tham khảo

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

 

Exit mobile version