Site icon Medplus.vn

Lá Sen – Vị thuốc Lợi Huyết được tin dùng trong Đông Y

2la sen2 - Medplus

Lá Sen luôn được xem là dược liệu quý trong Y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

1. Đặc điểm dược liệu

Lá sen là bộ phận của cây mọc lên khỏi mặt nước, còn có tên gọi khác là hà diệp hay liên diệp. Phần cuống lá dài, phía ngoài có gai nhỏ. Phiến lá có hình khiên, to, đường kính khoảng từ 60 – 70cm tùy thuộc vào thổ nhưỡng.

Phần mặt trên của lá hơi nhám, thường có màu lục tro. Còn phần mặt dưới thì nhẵn bóng có màu nâu nhạt với gân nổi gờ lên. Mỗi lá sẽ có từ khoảng 17 – 23 gân mọc tỏa tròn hình nan hoa. Lá sen giòn, dễ vụn nát và có mùi thơm dễ chịu.

2. Bộ phận dùng

Lá của cây hoa sen là bộ phận được dùng làm vị thuốc mà bài viết đề cập đến.

3. Phân bố

Sen là loại cây mọc tự nhiên hoặc được trồng nhiều tại các vùng đàm lầy, ao hồ ở nhiều nơi như các nước Đông Dương, Malaixia hay châu Đại Dương. Riêng ở nước ta, cây sen có thể được tìm thấy ở khắp nơi, điển hình nhất là các tỉnh Tây Nam Bộ.

4. Thu hái và sơ chế

Lá sen có thể được thu hái quanh năm nhưng thời điểm tháng 7 – 9 là phổ biến nhất. Ngoài ra, nhiều tài liệu Đông y cho rằng, nên thu hái lá khi cây bắt đầu nở hoa.

Sau khi cắt những lá bánh tẻ về thì cần lau cho sạch và cắt bỏ phần cuống. Tiếp đến đem phơi nắng cho héo rồi gấp thành hình bán nguyệt và phơi tiếp cho khô hẳn.

Hướng dẫn chi tiết một số cách bào chế thông dụng:

5. Bảo quản

Lá sen khi đã được phơi hoặc sấy khô cần được bảo quản trong túi kín ở những nơi khô thoáng.

Công dụng và Liều dùng

1. Tính vị

Theo các tài liệu cổ thì dược liệu có vị đắng và tính bình.

2. Thành phần hóa học

Phân tích ghi nhận lá sen có chứa một số thành phần quan trọng, bao gồm:

3. Tác dụng dược lý

Theo y học cổ truyền

Theo y học hiện đại

4. Cách dùng – liều lượng

Dược liệu lá sen được dùng phổ biến dưới dạng thuốc sắc, có thể kết hợp đa dạng với các vị thuốc khác. Liều được khuyến cáo sử dụng trong 1 ngày là vào khoảng 15 – 20g.

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

1. Bài thuốc chữa băng huyết, tiêu chảy ra máu

2. Bài thuốc chữa chảy máu não cùng các biến chứng đi kèm ở người bệnh tăng huyết áp

3. Bài thuốc chữa bệnh sốt xuất huyết

4. Bài thuốc trị máu hôi không ra hết sau sinh

5. Bài thuốc chữa chảy máu cam

6. Bài thuốc chữa ho ra máu và nôn ra máu

7. Bài thuốc dùng cho bệnh nhân cao huyết áp

Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, khi sử dụng lá sen, cần chú ý đến các vấn đề sau:

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn , tham khảo

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

Exit mobile version