Site icon Medplus.vn

[LÀI TRÂU] – Công dụng chữa bệnh của cây và những điều cần lưu ý

Cây lài trâu

Cây lài trâu

A. Thông tin về cây Lài trâu

Lài trâu còn được gọi là Bánh hỏi, Hoa ngọc bút

Tên khoa học: Ervatamia divaricate (L.) Burk., tên đồng nghĩa: Tabernaemontana divaricata (L.) R. Br. ex Roem. et Schult.; Nerium divaricatum L.

Họ: Apocynaceae (Trúc đào)

Công dụng: Đau răng (Vỏ rễ nhai ngậm không nuốt nước), đau mắt, bệnh ngoài da, sốt (Rễ). Còn dùng rễ cây làm thuốc tẩy giun.

1. Đặc điểm của cây

Hình ảnh cây lài trâu

2. Phân bố và thu hái

Phân bố:

3. Bộ phận dùng

Dùng rễ, lá, hoa và quả của cây.

4. Tính vị

Rễ, vỏ và lá lài trâu có vị cay, tính mát, có độc, có tác dụng thanh nhiệt, tán kết, giải độc,  hạ huyết áp tiêu thũng, chỉ thống. Nhựa mủ làm giảm sưng tấy.

5. Thành phần hoá học

Chứa alkaloid, vỏ chứa triterpen. Trong lài trâu còn các chất các tác dụng dinh học khác  như aparicin, ibogain, voacamin.

B. Công dụng và liều dùng

Nước sắc hoặc rượu ngâm với liều 6 – 9g rễ; vỏ thân lài trâu được dùng chữa cao huyết áp, sốt rét rừng, giun, tiêu chảy, đau bụng, ngộ độc, kiết lỵ, đau tại chỗ, đau mắt, đau răng.

Lá và hoa chữa ho và cao huyết áp.

Nhựa cây để tẩy giun và tẩm tên độc.

C. Các lưu ý khi sử dụng bài thuốc từ Lài trâu

1. Dược tính

Lài trâu có nhiều nhựa và phần nhựa này có tác dụng làm giảm sưng tấy (và vì có độc nên cũng được dùng để tẩm tên độc).

Lá cây có tác dụng làm mát, giải độc chó dại cắn và điều trị bệnh ngoài da (ghẻ lở, nhọt).

Rễ, lá và gỗ cây lài tây có tính mát, có thể làm tan uất kết, giúp giảm đau, hạ huyết áp và tiêu thũng.

Vỏ, rễ và nhựa của cây có tác dụng điều trị đau răng, đau mắt, tẩy giun.

Rễ cây còn được dùng để bó gãy xương.

Cao ethanol từ vỏ rễ và vỏ thân có tác dụng kháng khuẩn, diệt côn trùng.

2. Độc tính

Các bộ phận của cây lài trâu đều có độc. Qua các thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã phát hiện một số hoạt tính sau đây:

Lưu ý: Mặc dù có tác dụng dược học nhưng vì những độc tính trên, hiện nay lài trâu chỉ được sử dụng trồng làm cảnh là chủ yếu.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cây Lài trâu cũng như một số công dụng hay và độc tính về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Nguồn tham khảo

Tracuuduoclieu.vn và các nguồn uy tín khác.

Exit mobile version