Táo bón là tình trạng đường tiêu hóa của bạn đang “cầu cứu”, đây là căn bệnh tương đối phổ biến và xảy ra ở mọi lứa tuổi khác nhau. Vậy táo bón có đáng lo ngại hay không và làm thế nào để thoát khỏi tình trạng khó chịu này? Cùng Songkhoe.medplus.vn giải đáp thắc mắc này nhé!
Táo bón là gì ?
Táo bón là khi bạn đi vệ sinh ít hơn 3 lần/1 tuần hoặc bằng 3 lần/ tuần, tình trạng kéo dài sẽ gây ra nhiều khó chịu cho người mắc phải. Đây là trạng thái nhu động ruột tăng hoặc giảm dẫn đến việc đi cầu phân khô cứng, buồn đi mà không đi được, phải rặn mạnh gây đau rát.
Ai cũng có thể gặp phải hiện tượng này, nhất là người già, người béo và phụ nữ sau sinh. Đặc biệt, tình trạng táo bón ở trẻ em rất phổ biến. Nhóm thanh niên, người làm việc nơi công sở, văn phòng cũng dễ mắc phải do ngồi máy tính suốt vài giờ đồng hồ mà không vận động và tâm lý căng thẳng quá.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh táo bón
Các nguyên nhân cơ bản gây ra bệnh táo bón :
- Nhịn đi cầu: Do không để ý đến nhu cầu của cơ thể khi muốn đi vệ sinh do lười hoặc không muốn đi vệ sinh công cộng và chờ đến khi về nhà để đi.
- Chế độ ăn uống: không đủ chất, không ăn trái cây và rau quả giàu chất xơ hoặc chất lỏng trong chế độ ăn cũng có thể gây táo bón.
- Uống không đủ nước một ngày 2 lít/ngày.
- Lười vận động, không tập thể dục thể thao.
- Tác dụng phụ của một số thiếu điều trị: thuốc chống trầm cảm và các loại thuốc khác có thể góp phần gây táo bón.
- Dị ứng sữa bò. Dị ứng với sữa bò hoặc tiêu thụ quá nhiều sản phẩm từ sữa (phô mai và sữa bò) đôi khi cũng dẫn đến táo bón.
- Tiền sử gia đình: yếu tố di truyền hoặc sống chung với nhau.
- Thay đổi thói quen sống hằng ngày đột ngột chẳng hạn như đi du lịch
- Có vấn đề liên quan đến thần kinh xung quanh đại trực tràng, như đa xơ cứng, tổn thương tủy sống, ung thu đại tràng cũng là nguyên dân dẫn đến tình trạng táo bón
Triệu chứng của táo bón
Các triệu chứng thông thường như :
- Đi cầu ít hơn hoặc bằng 3 lần/tuần;
- Phân khô cứng, rời rạc thành từng cục;
- Có máu trên bề mặt phân cứng;
- Phải dùng sức rặn nhiều lần mới đi được;
- Đau, quặn bụng liên tục;
- Chán ăn, mệt mỏi.
Ngoài ra, táo bón mãn tính có thể dẫn đến các triệu chứng sau:
- Sốt
- Nôn
- Chướng bụng
- Người xanh xao, sút cân
- Nứt hậu môn
- Sa trực tràng
Chế độ ăn uống dành cho người bệnh táo bón
Để giúp giảm tình trạng táo bón xảy ra, ngòa việc tích cực rèn luyện thể thao bạn cần nên:
- Ăn đủ bữa, đủ chất, đúng giờ, không làm việc khác khi đang ăn.
- Bổ sung nhiều thực phẩm chứa chất xơ như: rau xanh, hoa quả tươi, các loại măng, nho khô,…
- Tích cực ăn sữa chua bởi sữa chua chứa nhiều vi khuẩn Probiotic – một loại vi khuẩn tốt, có lợi cho sức khỏe, sống trong đường tiêu hóa. Giúp cho thức ăn được tiêu hóa một cách nhanh chóng và giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa.
- Uống đủ 2 lít nước/ngày giúp làm sạch đường ruột.
- Các thực phẩm giàu vitamin B như mật ong, vừng, rau mồng tơi, khoai lang, chuối tiêu, đu đủ, củ cải, giá đỗ…
Ngoài ra, người mắc chứng táo bón cần kiêng/hạn chế:
- Hạn chế các chất kích thích như cà phê, trà,..
- Không ăn quá nhiều thức ăn trong một bữa ăn.
- Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm đóng hộp, các thực phẩm từ sữa, thịt,…
Người mắc bệnh táo bón có nguy hiểm không?
Thông thường tình trạng này chỉ diễn ra và kết thúc trong vài ngày. Tuy nhiên tình trạng này kéo dài trong vài tuần hoặc vài tháng sẽ trở thành bệnh mãn tính. Người bị táo bón mãn tính do có liên quan đến bệnh lý rối loạn chức năng vận chuyển của ruột hay là khởi đầu của một số bệnh lý như: bệnh đại tràng, suy giáp trạng, tăng canxi máu, nhiễm độc chì, suy nhược cơ thể… sẽ ảnh hưởng ít nhiều đối với cuộc sống thường ngày của người bệnh. Táo bón ở người già là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh trĩ.
Chẩn đoán bệnh táo bón
Bác sĩ sẽ hỏi tiền sử bệnh trong quá khứ để chẩn đoán bệnh. Ngoài ra, việc khám thực thể bằng cách đặt một ngón tay (đeo găng cao su) vào hậu môn để kiểm tra các bất thường của hậu môn và lấy phân để xét nghiệm máu.
Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm sau:
- Chụp X-quang bụng nhằm tìm xem có bất kỳ tắc nghẽn nào trong bụng không.
- Chụp X-quang có thuốc cản quang: chụp vùng quanh hậu môn và trực tràng để xem khả năng giữ và thải phân.
- Sinh thiết trực tràng. Trong xét nghiệm này, một mẫu mô nhỏ được lấy từ niêm mạc trực tràng để xem các tế bào thần kinh có bình thường không.
- Đo áp lực hậu môn trực tràng (anorectal manometry): Trong xét nghiệm này, một loại ống mỏng gọi là ống thông được đặt vào trực tràng để kiểm tra mức độ nhạy cảm của trực tràng, khả năng hoạt động của trực tràng và khả năng hoạt động của cơ vòng hậu môn.
Cách điều trị bệnh táo bón
Điều trị bằng thuốc Tây
- Thuốc tạo khối: Igol, Metamucil…
- Thuốc thẩm thấu: Sorbitol, Forlax, Lactitol… trong thành phần có chứa muối vô cơ, đường, có tác dụng giữ nước trong lòng ruột, kích thích nhu động ruột thải phân ra ngoài dễ dàng hơn.
- Thuốc làm mềm phân: Docusat giúp nước thấm vào khối phân, làm mềm phân và dễ di chuyển hơn.
- Thuốc bôi trơn: Norgalax, Microlax… bơm trực tiếp vào hậu môn để làm mềm phân.
- Thuốc nhuận tràng: Bisacodyl, Cascara… kích thích nhu động ruột co bóp để đẩy phân ra ngoài.
Lưu ý, việc lạm dụng quá nhiều thuốc Tây sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ như cơ thể bạn mất khả năng co bóp, sẽ để lại biến chứng cho đường ruột và hệ quả về sau ở gan,thận và dạ dày.
Điều trị bằng các phương thức dân gian
Đây là những phương thức vô cùng đơn giản và dễ làm tại nhà với các nguyên liệu vô cùng dễ kiếm và quen thuộc. Tuy nhiên nó chỉ có tác dụng hiệu quả đối với những người bị bệnh táo bón nhẹ
- Đun nóng sữa và trái sung để dùng hằng ngày.
- Ăn nhiều mận khô hoặc đun rồi ép lấy nước, uống 2 lần/ngày.
- Uống mật ong và sữa ấm vào mỗi buổi sáng.
- Bột thì là pha với nước ấm uống mỗi ngày.
Điều trị bằng phương pháp phẩu thuật
Nếu bạn đã áp dụng rất nhiều cách, nhiều phương thức khác nhau nhưng vẫn không hiệu quả hoặc tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn thì bạn nên đến bác sĩ để được tư vấn về thụt tháo đường ruột hoặc cách bỏ một phần đại tràng để loại bỏ đi căn bệnh táo bón này.
Cách phòng ngừa bệnh táo bón
- Tích cực vận động cơ thể, tập luyện các môn thể thao phù hợp với thể trạng, sở thích của bản thân.
- Rèn luyện thói quen đi đại tiện đều đặn, nên đại tiện vào buổi sáng hoặc khoảng 30 phút sau bữa ăn sáng, vì đây là thời điểm dễ dàng đi vệ sinh nhất.
- Không được nhịn đi vệ sinh khi có dấu hiệu muốn đại tiện.
- Có thể dùng vòi hoa sen, xả nước vào hậu môn để làm mềm phân và giảm sự khó chịu khi đi vệ sinh.
Khi nào cần gặp bác sĩ
- Chảy máu trực tràng
- Có máu trên bề mặt phân cứng
- Quặn bụng, đau thắt lưng liên tục
- Nôn mửa
- Sốt
- Sụt cân
Nếu bạn gặp phải những dấu hiệu trên thì bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám. Các phòng khám uy tín :
Các nguồn thông tin tham khảo : Thiếu dinh dưỡng, Vinmec, Youmed