Site icon Medplus.vn

Làm gì khi bị ong đốt? 6 bước sơ cứu vết ong đốt tại nhà

unnamed 3 - Medplus

Theo Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ – AAD, những loài ong nguy hiểm có nọc độc mạnh gồm ong bắp cày và ong vò vẽ, các loại ong trong rừng rậm, núi cao,… Nọc ong có thành phần chính là protein kèm theo men xâm nhập, men tiêu huyết, tiêu tế bào, các chất gây dị ứng và acetylcholine… Nếu có nhiều vết ong đốt, bạn có thể bị tím tái, sốc, trụy tim và thậm chí dẫn đến tử vong.

Điều bạn cần làm khi bị ong đốt là tìm khách thoát khỏi bầy ong, tránh xa khỏi khu vực bị đốt.  Nhanh chóng thực hiện sơ cứu ngăn nhiễm độc nặng hơn.

6 Bước sơ cứu khi bị ong đốt tại nhà

1. Loại bỏ ngòi ong ngay lập tức

Dùng tay hoặc nhíp sạch để rút ngòi ong da

Hầu hết các loài ong sau khi đốt sẽ để lại ngòi và túi độc trên da người.

Dùng tay hoặc nhíp sạch để rút ngòi ong ra khỏi vết đốt. Ngoài ra, một số bài báo cũng gợi ý dùng những tấm ATM card để lấy ngòi ong dễ dàng.

Tránh để ngòi ong trên da quá lâu gây đau đớn và làm độc thấm nhiều hơn vào da.

 

2. Rửa sạch vùng da bị đốt

Rửa vùng da bị đốt bằng xà phòng y tế và nước ấm. Nước loại bỏ bớt chất độc trên da, làm sạch da để tránh bị nhiễm trùng.

3. Sát khuẩn

Đây là một bước quan trọng trong việc sơ cứu vết ong đốt. Sau khi loại bỏ nguồn độc và rửa sạch da. Bạn có thể tìm mua các loại thuốc sát khuẩn và thuốc kháng sinh như:

4. Chườm lạnh

Chườm đá để làm giảm sưng và đau

Bọc đá vào một chiếc khăn hoặc túi sạch rồi chườm lên vùng da bị ong đốt.
Thực hiện khoảng 20 phút sau mỗi giờ nếu thấy cần thiết.
Tránh để đá tiếp xúc trực tiếp lên da gây bỏng lạnh.
Chườm lạnh khi sơ cứu vết ong đốt có thể giảm bớt cảm giác đau và sưng.

5. Uống nhiều nước

Bạn cần uống thật nhiều nước để kích thích bài tiết và loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Điều này sẽ giúp vết ong đốt mau lành hơn.

6. Theo dõi

Hầu hết các vết côn trùng đốt không cần chăm sóc y tế bổ sung. Tuy nhiên bạn vẫn cần theo dõi kĩ càng và đến bệnh viện nếu thấy cần thiết.
Nếu trong vòng 10 năm bạn chưa tiêm ngừa Uốn ván, nên đi tiêm ngừa ngay để đề phòng biến chứng.
Nếu có những phản ứng như: phát ban, ngứa khắp người, hô hấp khó khăn hoặc bất cứ triệu chứng đáng ngờ khác. Hãy đến ngay trung tâm y tế gần nhất!

 

Hãy tránh xa các tổ ong và khu vực có ong nếu không cần thiết. Mặc quần áo dài, mang đồ bảo hộ khi đi vào những khu vực nhiều cây cối, bụi rậm. Nếu trong khu vực bạn sống xuất hiện ong bắp cày, ong vò vẽ,… Tốt nhất bạn nên gọi người phun thuốc diện côn trùng và dọn dẹp sân vườn. Đảm bảo cho bạn và gia đình có thể sinh hoạt một cách bình thường.

Xem thêm những cẩm nang về sức khoẻ mỗi ngày trên MedPlus nhé!

Bài viết liên quan:

Nguồn: American Academy of Dermatology Association

Exit mobile version