Site icon Medplus.vn

Làm gì khi trẻ gặp khó khăn với tư duy tổ chức?

Làm gì khi trẻ gặp khó khăn với tư duy tổ chức?

Làm gì khi trẻ gặp khó khăn với tư duy tổ chức?

Mặc dù trẻ nhỏ thường hay bừa bộn nhưng khi được bố mẹ yêu cầu hoặc hướng dẫn trẻ cũng sẽ dọn dẹp. Tuy nhiên, với một số trẻ, dù có bị bố mẹ quát mắng đến đâu, trẻ vẫn làm. Nhiều bố mẹ vì thế mà quy chụp trẻ lười biếng và khó bảo mà không hề nghĩ rằng đây có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ gặp khó khăn với tư duy tổ chức.

Dấu hiệu của trẻ gặp khó khăn với tư duy tổ chức

Nhiều người cho rằng tư duy tổ chức sẽ chỉ ảnh hưởng đến việc một đứa trẻ có gọn gàng hay không. Tuy nhiên, trên thực tế, tính tổ chức còn được thể ở việc sắp xếp suy nghĩ, quản lý thời gian và lên kế hoạch.

Khi gặp vấn đề với tư duy tổ chức, trẻ thường cảm thấy khó khi phải:

Điều này khiến trẻ sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của trẻ như:

Nguyên nhân dẫn việc trẻ gặp khó khăn với tư duy tổ chức

Vì rất ít người thấu hiểu được khó khăn của những trẻ gặp vấn đề với tư duy tổ chức nên mọi người thường cho rằng trẻ lười biếng. Điều này khiến trẻ cảm thấy tồi tệ và bị tổn thương lòng tự trọng nhiều hơn.

Trong nhiều trường hợp, trẻ gặp khó khăn với tư duy tổ chức đôi khi là do tốc độ phát triển. Mỗi đứa trẻ sẽ có tốc độ phát triển tư duy tổ chức khác nhau: một số sẽ nhanh hơn so với các bạn và ngược lại.

Thiếu ngủ cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung và tư duy tổ chức của trẻ. Bố mẹ hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng này bằng cách sắp xếp thời gian ngủ nghỉ, sinh hoạt của trẻ sao cho hợp lý và khoa học.

Đặc biệt, với những trẻ mắc phải các bệnh ảnh hưởng đến chức năng của não bộ như bệnh tăng động, khả năng cao trẻ cũng vấn đề với tư duy tổ chức.

Ngoài những nguyên nhân trên, lo lắng, cáu giận hay stress đều có thể ảnh hưởng đến khả năng tư duy tổ chức của trẻ.

Giúp trẻ gặp khó khăn với tư duy tổ chức như thế nào

Có rất nhiều cách mà bố mẹ có thể hỗ trợ trẻ gặp khó khăn với tư duy tổ chức. Đầu tiên, bố mẹ nên nói chuyện để an ủi trẻ không nên buồn vì vấn đề này cũng như cho trẻ biết bố mẹ không cảm thấy trẻ bừa bộn hay lười biếng. Điều này sẽ giúp trẻ hiểu được hai điều quan trọng: bố mẹ biết trẻ đang cố gắng gọn gàng hơn và bố mẹ sẽ luôn ở bên hỗ trợ trẻ.

Sau đó, bố mẹ hãy quan sát xem trẻ thường khó sắp xếp mọi thứ ở công việc nào khi ở nhà, chia sẻ với thầy cô giáo ở trên trường để cùng nhau tìm cách hỗ trợ trẻ.

Bố mẹ có thể sử dụng những tờ giấy nhớ màu sắc để ghi lại thứ tự công việc cần làm, những món đồ cần sử dụng cho trẻ. Mỗi ngày, hãy cùng trẻ sắp xếp lại phòng ốc, cặp sách để trẻ cảm thấy tự tin hơn.

Ngoài những việc làm trên, bố mẹ nên nói chuyện với trẻ về thế mạnh của chúng nhiều hơn. Nhờ đó, trẻ sẽ không còn cảm thấy tự ti về bản thân cũng như cố gắng hợp tác với bố mẹ trong việc cải thiện tư duy tổ chức. Trong trường bố mẹ cho rằng trẻ bị bệnh tăng động, bố mẹ đưa trẻ đi khám để được đánh giá tổng quát và có các biện pháp can thiệp nếu cần.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: verywellfamily

Exit mobile version