Site icon Medplus.vn

Làm gì khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khó thở?

Làm gì khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khó thở?

Làm gì khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khó thở?

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khó thở sẽ rất khó chịu và nếu tình trạng kéo dài có thể khiến bệnh tiến triển xấu. Vậy bố mẹ nên làm gì để giúp trẻ dễ thở hơn?

Mũi của trẻ sơ sinh có kích thước nhỏ, trẻ cũng thở chủ yếu bằng mũi, vì vậy khi gặp những điều kiện bất lợi thì trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khó thở là điều bố mẹ rất hay bắt gặp. Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ hay thức thì bố mẹ đều cần theo dõi tình hình sát sao, đặc biệt là khi nhận thấy trẻ có biểu hiện bị khó thở – đó có thể là một dấu hiệu cảnh báo rằng trẻ đang ở trong tình trạng bệnh lý nặng.

Làm sao để nhận biết khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khó thở?

Bố mẹ có thể dễ dàng nhận thấy khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi khó thở nhờ một số biểu hiện cụ thể như: trẻ thở gấp, quấy khóc, chảy nước mũi, tiếng thở khò khè,…

Tiếng thở khò khè là biểu hiện bất thường khi trẻ bị viêm đường hô hấp dưới. Khi phế quản của trẻ bị viêm nhiễm sẽ dễ bị phù nề và có nhiều dịch nhầy, gây ra tắc nghẽn, cản trở lưu thông không khí khiến cho việc hô hấp của trẻ trở nên khó khăn và phát ra âm thanh khò khè. Bố mẹ có thể áp sát tai để nghe và kiểm tra tiếng thở của trẻ, tốt nhất là bố mẹ nên tiến hành kiểm tra khi trẻ đang nằm yên. Cũng có nhiều trường hợp tiếng thở khò khè của trẻ rất khó phát hiện và phải được bác sĩ kiểm tra bằng ống nghe y tế.

Làm gì khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khó thở?

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị khó thở, nghẹt mũi

1. Bệnh hen suyễn

Bệnh hen suyễn là một trong các nguyên nhân phổ biến khiến cho trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khó thở. Hen suyễn là tình trạng viêm mãn tính đường thở khiến cho hệ hô hấp trở nên nhạy cảm hơn trước nhiều yếu tố gây kích thích như: khói thuốc lá, bụi bẩn, phấn hoa… hoặc nếu bé bị viêm đường hô hấp cấp thì sau đó rất có thể sẽ mắc hen suyễn. Khi đó, trẻ thường có những cơn khó thở, ngạt mũi, thở khò khè.

2. Bệnh viêm tiểu phế quản

Khi các cuống phổi nhỏ hoặc tiểu phế quản rơi vào tình trạng viêm nhiễm cấp tính thì được gọi là viêm tiểu phế quản. Các tiểu phế quản có kích thước rất nhỏ, lại không có sụn nên khi bị viêm sẽ dễ dàng bị xẹp, gây hẹp đường thở, làm tắc nghẽn lưu thông không khí khiến cho trẻ sơ sinh bị thở khò khè, thậm chí có thể dẫn tới tình trạng thiếu oxy và suy hô hấp.

3. Bệnh viêm phổi

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khó thở, thở khò khè có thể là do trẻ bị tổn thương nhu mô phổi, nhiễm trùng đường hô hấp nặng, dẫn đến viêm phổi. Lúc này, trẻ sơ sinh bị đờm khó thở, suy hô hấp do các phế nang bị viêm có nhiều dịch nhầy và mủ.

Ngoài ra, khi có dị vật cản trở đường thở hoặc phế quản của trẻ bị chèn ép thì sẽ dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khó thở.

Bố mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị thở khò khè?

Khi thấy dấu hiệu thở khò khè hoặc trẻ sơ sinh bị ngạt mũi khó thở về đêm, bố mẹ cần theo dõi tình trạng của trẻ thật sát sao và tham khảo một số cách sau đây để giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn:

1. Nhỏ mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý

2. Xông hơi

3. Bổ sung độ ẩm không khí trong phòng

4. Hút mũi

5. Nâng cao đầu của trẻ khi ngủ

Nếu tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khó thở kéo dài thì bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện uy tín để được chẩn đoán chính xác tình trạng của bệnh cũng như có được phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả, đồng thời ngăn chặn kịp thời các nguy cơ bệnh tiến triển nguy hiểm hơn.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: verywellfamily

Exit mobile version