Trẻ bị đau dạ dày có sao không? Nguyên nhân trẻ bị đau dạ dày
Trẻ bị đau dạ dày có sao không?
Chăm sóc trẻ bị đau dạ dày luôn khiến nhiều bố mẹ đau đầu. Đây là một bệnh về đường tiêu hóa phổ biến, xảy ra không chỉ ở người lớn và trẻ em. Đau dạ dày còn có cách gọi khác là viêm dạ dày. Khi trẻ mắc bệnh. Một phần niêm mạc dạ dày bị tổn thương, trở nên rất nhạy cảm với nhiều loại đồ ăn. Thậm chí, dạ dày còn có phản ứng mạnh với dịch dạ dày khi trẻ đói. Tất cả những điều này đều gây nên những cơn đau bụng quằn quại. Và nếu không chăm sóc đúng cách, đau dạ dày có thể dẫn đến xuất huyết hoặc thậm chí là ung thư dạ dày.
Nguyên nhân trẻ bị đau dạ dày
Đau dạ dày và bệnh lý loét đường tiêu hóa có thể được chia thành hai nhóm tiên phát và thứ phát. Hầu hết đau dạ dày nguyên phát được biết do nhiễm helicobacter pylori (HP).
Viêm loét dạ dày thứ phát có thể ở dạ dày hay tá tràng và do các bệnh nguyên như:
- Stress thuốc (aspirin, kháng viêm không steroids, corticoides…)
- Choáng
- Suy thận
- Nhiễm trùng
Helicobacter pylori là xoắn khuẩn có roi gram-âm. Chúng được tìm thấy trong và bên dưới lớp niêm của thượng bì dạ dày.
Bệnh đau dạ dày trẻ em thường xảy ra ở các nước đang phát triển và có mối liên quan vớ các yếu tố như:
- Tình trạng kinh tế xã hội thấp
- Nguồn nước bị ô nhiễm
- Văn hóa thấp
- Tập quán nhai cơm
- Cho trẻ ăn cơm sớm (trước 2 tuổi)
- Mớm cơm cho trẻ đều dẫn đến lây truyền giữa các thành viên trong gia đình
Làm sao để chăm sóc trẻ bị đau dạ dày đúng cách ngay tại nhà?
Đây là câu hỏi mà nhiều phụ huynh thường đặt ra. Bời vì đau dạ dày không phải bệnh có thể chữa khỏi trong một thời gian ngắn. Để giúp trẻ có thể sống khỏe mạnh, bạn có thể tham khảo những cách chăm sóc sau:
Chăm sóc trẻ bị đau dạ bằng cách cho trẻ uống nhiều nước
Nước sẽ bù chất điện giải và khoáng bị mất do nôn mửa và tiêu chảy. Bạn cũng có thể thay bằng sữa mẹ với các trẻ còn đang trong độ tuổi sơ sinh. Cần hạn chế uống nước ép trái cây, đồ uống có gas vì sẽ gây ra kích thích đường ruột, khiến bệnh viêm dạ dày ruột cấp nghiêm trọng hơn.
Điều chỉnh thời gian nghỉ ngơi
Cho trẻ ngủ và nghỉ ngơi để mau lại sức. Tránh các hoạt động mạnh, trò chơi vận động vì sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.
Chăm sóc trẻ bị đau dạ dày bằng cách sắp xếp lại khẩu phần ăn
Chia các bữa ăn nhỏ với các thực phẩm thanh đạm sẽ giúp tăng khả năng hồi phục của đường ruột. Các loại thực phẩm như súp, gạo, mì ống, bánh mỳ sẽ giúp trẻ có thêm năng lượng để hỗ trợ điều trị bệnh.
Chú ý vệ sinh ăn uống
Cho trẻ ăn chín uống sôi. Không cho trẻ ăn thực phẩm để qua đêm để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm.
Chăm sóc trẻ bị đau dạ dày bằng cách chú ý vệ sinh cá nhân
Giữ vệ sinh khu vực nghỉ ngơi, vệ sinh trước và sau khi ăn uống cho trẻ. Các loại vi khuẩn sẽ phát triển mạnh mẽ trong điều kiện kém vệ sinh, ô nhiễm.
Chú ý vệ sinh dụng cụ
Không xử lý thực phẩm sống và chính cùng một dụng cụ (kẹp, dao, thớt). Theo đó, đừng quên dọn vệ sinh khu vực nấu ăn, các thiết bị nhà bếp và khu vực phòng tắm, nhà vệ sinh.
Chăm sóc trẻ bị đau dạ dày bằng việc giữ khoảng cách
Cho trẻ một nơi nghỉ ngơi rộng rãi, thoải mái. Tránh cho trẻ tiếp xúc nơi đông người như trường học, nhà trẻ, công viên,… để hạn chế sự lây lan của bệnh. Đồng thời chuẩn bị cho trẻ các vật dụng cá nhân riêng (khăn mặt, quần áo,…).
Chăm sóc trẻ bị đau dạ bằng cách rửa tay trước khi tiếp xúc trẻ
Để bảo vệ quá trình phục hồi của trẻ khỏi bệnh đau dạ dày cấp, hãy chắc chắn bạn đã rửa tay bằng xà phòng và nước sạch. Gel rửa tay khô không phải lúc nào cũng đem lại hiệu quả tối ưu.
Khi nào cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ?
Lập tức đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi trẻ:
- Da nhợt nhạt, tay chân lạnh, cứng cổ, phát ban
- Có triệu chứng mất nước nghiêm trọng: da khô, môi nứt nẻ, chóng mặt, hoa mắt, nước tiểu rất ít hoặc không có, mất ý thức
- Sốt cao không giảm
- Nôn từ ba ngày trở lên hoặc nôn ra máu, nôn ra dịch xanh vàng
- Không thể ăn uống bất kỳ thứ gì, kể cả uống nước
- Tiêu chảy từ ba ngày trở lên
- Các triệu chứng không có dấu hiệu cải thiện sau vài ngày
- Trẻ có tiền sử mắc bệnh viêm dạ dày cấp, có hệ miễn dịch yếu, hoặc mắc bệnh về thận, bệnh viêm ruột,…
Chế độ dinh dưỡng hỗ trợ chăm sóc trẻ bị đau dạ dày
Sử dụng thực phẩm có tác dụng giảm tiết acid dịch vị, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày
- Thực phẩm có khả năng làm giảm acid dịch vị: Đường, mật ong, dầu thực vật…
- Thực phẩm có khả năng làm trung hòa acid dịch vị: Sữa, trứng
- Thực phẩm giúp bọc hút niêm mạc dạ dày: Gạo nếp, khoai, bánh mỳ tốt cho bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ em
- Thực phẩm ít chất xơ sợi: Rau củ non
- Đồ uống: Nước lọc, nước chè loãng
Không sử dụng thực phẩm kích thích niêm mạc dạ dày
- Nước sốt, nước luộc thịt không tốt cho bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ em
- Thịt hun khói, dăm bông, xúc xích, lạp sườn
- Thực phẩm dai cứng, nhiều chất xơ sợi: các loại thịt có gân, rau sống, các loại rau củ quả chứa nhiều chất xơ
- Các loại đồ ăn chua như dưa cà, hành muối, hoa quả có vị chua
- Các loại gia vị: ớt, tiêu, giấm, tỏi
- Đồ uống có chất kích thích, đồ uống có ga
Xây dựng phương pháp ăn uống hợp lý hỗ trợ chăm sóc trẻ bị đau dạ dày
- Ăn đầy đủ 3 bữa chính, có thể chia nhỏ thành nhiều bữa hơn để giảm nhẹ sự hoạt động tiêu hóa cho dạ dày
- Ăn uống điều độ, chú ý không để trẻ quá đói hay quá no
- Không cho trẻ ăn thức ăn quay, rán
- Chú ý cho trẻ ăn thức ăn với nhiệt độ vừa phải, từ 40-50 độ C để giảm thiểu nguy cơ khiến dạ dày co bóp mạnh khi gặp nhiệt độ quá thấp hay quá cao
- Đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ theo lứa tuổi
Phòng ngừa trẻ bị đau dạ dày
Bên cạnh việc chăm sóc trẻ bị đau dạ dày đúng cách, bạn cũng cần chú ý phòng ngừa bệnh cho trẻ, hạn chế làm các triệu chứng tái phát. Theo đó, hãy Khuyến khích trẻ tập luyện thể dục thể thao vừa sức để cơ thể có sức đề kháng với bệnh tật. Hạn chế cho trẻ chơi điện tử hay xem ti vi, máy tính quá nhiều. Ăn nhiều rau quả loại không ảnh hưởng đến dạ dày, đủ chất dinh dưỡng, tránh thức khuya, ngủ đủ 8-10 giờ/ngày. Trò chuyện, gần gũi khi trẻ bị căng thẳng trong học tập. Đặc biệt, không mớm cơm cho con nhỏ để tránh lây nhiễm HP. Nếu trẻ có dấu hiệu đau bụng kéo dài hoặc đau bụng dữ dội phải đi khám ngay để tránh các biến chứng nguy hiểm.
Lời kết
Chăm sóc trẻ bị đau dạ dày chưa bao giờ là chuyệ dễ dàng. Bạn và bé luôn cần phải để ý từng chút một. Chỉ một lúc chủ quan có thể khiến bé hứng chịu cơn đau dữ dội. Tuy nhiên, càng lớn, các triệu chứng càng ít đi nếu bé có một thói quen sốn và ăn uống lành mạnh. Chúc bé và gia đình khỏe mạnh.
Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.
- Phương pháp chăm sóc trẻ bị đau mắt đỏ hiệu quả trong thời gian ngắn
- Mách bạn cách chăm sóc trẻ bị quai bị đơn giản ngay tại nhà
- Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị ho có đờm không cần dùng thuốc
Nguồn: Tham khảo