Site icon Medplus.vn

Làm thế nào để nhận biết các dấu hiệu của bệnh hen suyễn

Khói bụi và ô nhiễm môi trường được coi là nguyên nhân hàng đầu khiến người Việt phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp tăng cao. Trong đó chứng bệnh nguy hiểm thường gặp là bệnh hen suyễn – chiếm đến khoảng 5% dân số. Vậy nguyên nhân và triệu chứng bệnh hen suyễn là gì? Cách điều trị bệnh như thế nào? Cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây nhé.

Những điều quan trọng về hen suyễn

Bệnh hen suyễn là gì?

Để hiểu về bệnh hen suyễn (hay còn gọi là bệnh hen phế quản), trước tiên bạn cần phải hình dung được nguyên lý hoạt động của đường hô hấp. Đường dẫn khí có dạng hình ống giúp đưa không khí vào và ra khỏi phổi bạn. Những người bị hen suyễn sẽ bị viêm đường hô hấp. Tình trạng viêm làm đường hô hấp bị phù nề, trở nên rất nhạy cảm, và có xu hướng phản ứng mạnh với một số chất hít vào.

Khi đường dẫn khí bị kích ứng , các cơ hô hấp xung quanh thắt chặt lại. Điều này khiến đường dẫn khí bị thu hẹp, ngăn cản không khí đi vào phổi. Chỗ phù nề cũng có thể diễn tiến tệ hơn khiến cho đường hô hấp thậm chí còn thu hẹp hơn nữa. Các tế bào trong đường hô hấp có thể tạo ra nhiều chất nhầy hơn mức bình thường. Chất nhầy là một loại chất đặc, dính có thể làm đường hô hấp hẹp hơn.

Chuỗi phản ứng này có thể gây nên các triệu chứng hen phế quản. Các triệu chứng có thể xuất hiện mỗi lần đường hô hấp bị viêm.

Bệnh hen suyễn được chia làm 5 loại phổ biến, bao gồm:

Nguyên nhân gây bệnh hen suyễn là gì?

Có nhiều nguyên nhân gây hen phế quản khác nhau, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Nguyên nhân gây hen suyễn

Những điều quan trọng về bệnh hen suyễn

Xác định con mình có bị hen suyễn không bằng cách nào?

Những ai có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn (hen phế quản)?

Theo WHO, bệnh hen phế quản là tình trạng bệnh lý thường gặp ở trẻ em. Trên thực tế, hen suyễn tác động đến mọi người thuộc mọi độ tuổi nhưng nó thường chớm phát khi bạn còn nhỏ nếu bạn:
Trong số những trẻ mắc bệnh hen phế quản thì lệ trẻ nam thường nhiều hơn trẻ nữ. Nhưng ở những người trưởng thành thì có sự đảo ngược, nhiều phụ nữ mắc bệnh hen suyễn hơn nam giới. Hiện nay, chưa có bằng chứng rõ ràng về vấn đề giới tính và các hormone sinh dục đóng vai trò ra sao trong việc gây nên bệnh hen phế quản.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh hen suyễn (hen phế quản)?

Hen phế quản là tình trạng bệnh lý mạn tính không có thuốc chữa khỏi. Mục tiêu của điều trị hen suyễn là để kiểm soát được bệnh. Kiểm soát bệnh hen phế quản tốt sẽ:
  • Ngăn ngừa các triệu chứng mạn tính, chẳng hạn ho và khó thở;
  • Giảm nhu cầu dùng các loại thuốc cắt cơn (xem bên dưới);
  • Giúp bạn duy trì tốt chức năng phổi;
  • Giúp bạn duy trì mức độ hoạt động bình thường và giấc ngủ ngon suốt đêm;
  • Phòng ngừa các cơn hen phải nhập cấp cứu hay phải nhập viện.
Để điều trị bệnh hen phế quản thành công, bạn nên:
  • Thực hiện theo phác độ điều trị bệnh hen phế quản;
  • Tránh những thứ có thể khiến bệnh hen phế quản của bạn tệ hơn;
  • Dùng thuốc đúng hướng dẫn;
  • Theo dõi bệnh;
  • Ghi lại các triệu chứng của bạn;
  • Sử dụng máy đo lưu lượng đỉnh;
  • Tái khám bệnh định kỳ.

Nguồn tham khảo:

Exit mobile version