Site icon Medplus.vn

Làm thế nào giảm bớt căng thẳng cho trẻ?

Làm thế nào giảm bớt căng thẳng cho trẻ?

Làm thế nào giảm bớt căng thẳng cho trẻ?

Kết nối với con cái

Căng thẳng không còn chỉ là vấn đề của riêng những người lớn mà trẻ em bây giờ cũng là đối tượng cần được xả stress. Trẻ em và thanh thiếu niên cần có mối liên kết vững chắc với cha mẹ và những người lớn khác để được học hỏi, răn dạy và hưởng lợi từ kinh nghiệm, trí tuệ và sự hỗ trợ. Đừng quên dành thời gian cho con cái, lắng nghe chúng và kết nối khi cùng nhau làm những việc mà cả hai bên cùng thích. Nếu các mối liên hệ cởi mở và vững chắc, con cái có nhiều khả năng nói chuyện với cha mẹ hơn và xem cha mẹ như một nguồn động lực.

Dưới đây là cách thực hiện:

Thường xuyên lên lịch để làm mọi việc cùng nhau như một gia đình, đặc biệt là các hoạt động cho phép giao tiếp lành mạnh. Một số gia đình thích đi xe đạp trên con đường yên tĩnh, chơi trò chơi board game và đánh bài, và dành thời gian để dạo chơi quanh nhà. Một số khác thường xuyên thực hiện các kỳ nghỉ cắm trại cuối tuần để tận hưởng môi trường yên tĩnh không bị phân tâm, luyện tập các môn thể thao đồng đội cùng nhau và cổ vũ nhau khi chơi trò chơi, hoặc có các cuộc họp gia đình mỗi vài tuần.

Loại bỏ các yếu tố gây căng thẳng không cần thiết

Ngày nay, trẻ em và thanh thiếu niên thường có nhiều mối quan tâm hơn so với các thế hệ trước. Về mặt nào đó, đây là một điều tích cực: những đứa trẻ tham gia vào nhiều hoạt động sẽ được tiếp xúc với những kinh nghiệm hữu ích, cụ thể là xây dựng kỹ năng và có cơ hội kết bạn. Tuy nhiên, ‘thời gian nghỉ ngơi’ rất quan trọng đối với trẻ em và cả người lớn, và nếu lên kế hoạch quá mức đến mức chúng không có thời gian để giải tỏa, chúng có nhiều khả năng bị căng thẳng. Ngoài ra, chúng có thể sẽ không học được cách đặt giới hạn cho lịch trình cho đến khi trưởng thành.

Dưới đây là cách thực hiện: 

Nếu nghi ngờ con mình đang có nhiều kế hoạch quá mức và chịu nhiều căng thẳng, hãy học cách thiết lập các ưu tiên và cắt giảm, giống như cách bạn làm với lịch trình của riêng mình. Thử nói chuyện với con và thử nghiệm các mức độ bận rộn khác nhau. Từ đó, cha mẹ có thể sẽ tìm thấy phương án phù hợp theo cách đó.

Làm thế nào giảm bớt căng thẳng cho trẻ?

Chăm sóc các nhu cầu cơ bản

Trẻ em ngủ không đủ giấc, tập thể dục đầy đủ hoặc ăn uống lành mạnh sẽ dễ bị căng thẳng hơn, giống như người lớn. Đó là lý do tại sao việc quan trọng cần ghi nhớ là phải đảm bảo rằng trẻ có được những ngủ ngon, ăn uống tốt và có khả năng tự chăm sóc bản thân.

Dưới đây là gợi ý về cách thực hiện: 

Hãy đảm bảo dự trữ thức ăn lành mạnh trong ngôi nhà, khuyến khích tạo lập không gian yên tĩnh vào ban đêm và đảm bảo có chế độ rèn luyện thể chất đầy đủ thông qua các hoạt động mà chúng thích. 

Lịch trình bận rộn, khẩu vị kén chọn, trò chơi điện tử và sự bất hợp tác từ trẻ có thể khiến việc đảm bảo tất cả các yếu tố bên trên hiện diện trong cuộc sống của con trở nên khó khăn hơn, nhưng sự cần thiết và lợi ích từ đó là điều đáng để bạn cố gắng. Hãy ưu tiên sắp xếp chúng vào lối sống của gia đình và loại bỏ những hoạt động gây cản trở.

Dạy con các kỹ thuật giảm bớt căng thẳng

Quản lý căng thẳng thực sự nên bắt đầu từ thời thơ ấu. Bởi vì trẻ em ngày nay lớn nhanh,  thường gặp căng thẳng từ những yêu cầu cao từ rất sớm. Ngoài ra, tình trạng quá căng thẳng có thể gây bất lợi cho sức khoẻ hiện tại và cho tương lai của chúng. Không bao giờ là quá sớm để dạy các kỹ thuật quản lý căng thẳng cho con cũng như giúp chúng thực hành thường xuyên.

Đây là cách thực hiện:

Ngay cả những đứa trẻ rất nhỏ cũng có thể thành thạo các bài tập thở, các tư thế yoga hoặc các hình thức tập thể dục khác nhau, do đó các hoạt động giảm căng thẳng cũng có thể được rèn luyện ngay từ những năm đầu đời. Tập yoga với con, giúp chúng viết nhật ký, hít thở đều đặn cùng nhau,… Từ đó, bạn sẽ dạy cho con mình những kỹ thuật có giá trị và nhận được lợi ích khi lũ trẻ tự mình thực hành chúng. Thêm vào đó, đây chính là cơ hội tạo ra những kỷ niệm tuyệt vời cho cả hai người.

Quản lý căng thẳng của bậc cha mẹ

Các nghiên cứu cho thấy rằng, căng thẳng của người lớn có ảnh hưởng đến trẻ em. Ngoài việc giữ cho nguồn dự trữ cảm xúc của chúng ta luôn đầy đủ, tích cực nhằm giúp đỡ con cái đối phó với khó khăn của chúng, việc thực hành các kỹ thuật quản lý căng thẳng của chính bậc cha mẹ sẽ tạo ra hình mẫu lành mạnh để con cái kiểm soát căng thẳng của chính chúng.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: verywellfamily

Exit mobile version