Site icon Medplus.vn

Làm thế nào khi bị dị ứng với mùi hương (dị ứng hương liệu)?

Làm thế nào khi bị dị ứng với mùi hương (dị ứng hương liệu)?

Đừng xem thường việc dị ứng mùi hương vì nó có thể gây ra cho bạn những hiểm họa khó lường đấy. Hãy thử xem bạn có đang bị dị ứng mùi hương hay không nhé.

Các sản phẩm có mùi hương nhân tạo như nước hoa, nước xịt phòng, xịt xe hơi, dầu gội, sữa tắm, giấy thơm, nến thơm… vốn rất quen thuộc trong cuộc sống ngày nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng chúng có thể mang lại những hiểm họa đáng sợ cho chúng ta như ung thư, hen suyễn, suy thận, vô sinh v.v.

Các chất hương tổng hợp thường được tìm thấy ở đâu?

Mùi hương nhân tạo là một hỗn hợp gồm nhiều thành phần hóa học không xác định. Chữ “hương thơm”, “chất tạo mùi” (fragrance” hay “parfum”) trên nhãn của một sản phẩm là một từ chỉ chung cho hơn 3000 chất hóa học.

Ai dễ bị tổn thương từ những mùi hương nhân tạo này?

Thật không may là tất cả mọi người đều có thể bị tổn thương từ những mùi hương nhân tạo này, đặc biệt là: phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh và trẻ em.

Hiếm khi một sản phẩm hương liệu chỉ chứa 1 hoặc 2 chất đơn giản, mà thường các mùi thơm được tổng hợp và phối chế từ nhiều chất khác nhau. Dựa vào nhãn ghi thành phần của sản phẩm, bạn sẽ dễ nhận diện ra các chất này vì tên của chúng thường là các hợp chất hóa học phức tạp.

Ảnh hưởng của chất tạo mùi tới cơ thể

Về mặt hóa lý, 100% hương liệu lý chất tạo mùi tới cơ thể khác nhau. Chỉ cần nhìn vào nhãn ghi thành phần của sản phẩm (như acide cinnamique, eugenol…), thêm những hoạt chất hãm mùi trong thành phần của sản phẩm, bạn sẽ dễ nhận diện ra các gây ra tai biến cho da như:

Điều khác biệt giữa sản phẩm không mùi và sản phẩm không chứa chất tạo mùi

Hai sản phẩm này không có nhiều sự khác biệt và bạn không thể khẳng định rằng sản phẩm không mùi thì không chứa chất tạo mùi. Một số nguyên liệu thô như chiết xuất men hay đậu nành rất tốt cho da nhưng lại nặng mùi khiến cho người tiêu dùng thấy khó chịu. Để làm cho các thành phần này mất mùi, các nhà sản xuất sẽ thêm vào một ít chất tạo mùi. Trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, biện pháp này được gọi là “trung hòa khứu giác” vì công thức sản phẩm này có chứa chất tạo mùi để che đậy đi mùi đặc trưng ban đầu.

Làm thế nào để biết cơ thể có dị ứng với sản phẩm có chất tạo mùi?

Phòng cháy hơn chữa cháy, nên nếu bạn sở hữ làn da nhạy cảm hay thường xuyên bị dị ứng, tốt nhất bạn nên tránh sử dụng các sản phẩm chứa chất tạo mùi mà thay vào đó sử dụng các sản phẩm không chứa chất tạo mùi.

Nhạy cảm với mùi hương có thể có nhiều triệu chứng dị ứng khác nhau và mức độ khác nhau ở mỗi người. Nếu là người nhạy cảm với hương thơm thì tốt nhất bạn nên tránh sử dụng và tiếp xúc với các sản phẩm có mùi hương xung quanh mình như các sữa tắm, xà phòng, nước hoa, nước xả… để bảo vệ mình nhé.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của chúng tôi. Đừng quên ghé thăm songkhoe.medplus.vn hàng ngày để cập nhật thêm những thông tin mới nhất bạn nhé.

Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn: The Dangerous Mistake You’re Making With Your Perfume

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất:

Exit mobile version