Site icon Medplus.vn

LAO PHỔI CÓ CHẾT KHÔNG?

Cùng Medplus tìm hiểu xem lao phổi liệu có gây chết người không bạn nhé!

Lao phổi

1. Lao phổi là gì?

Bệnh lao phổi là bệnh do một loại vi khuẩn tấn công và hủy hoại mô cơ thể. Vi khuẩn lao có tên Mycobacterium Tuberculosis (MTB) lây truyền qua không khí.

Ở nhiều người, bệnh lao thường tiềm tàng trong cơ thể khi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân xuống cấp tạo cơ hội cho vi khuẩn lao xuất hiện gây ra các triệu chứng bệnh. Sau đó bệnh lao bắt đầu xuất hiện. Bệnh thường ảnh hưởng đến phổi nhưng cũng có thể lây lan sang xương, hạch bạch huyết, hệ thần kinh, tim và các cơ quan khác.

2. Nguyên nhân lao phổi là gì ?

Lao phổi

Bệnh lao phổi là bệnh lây lan qua không khí, mầm bệnh không tồn tại trong tự nhiên và không có vật trung gian truyền bệnh. Nguồn lây bệnh chủ yếu là người hoặc động vật mắc vi khuẩn lao, bệnh dễ lây truyền khi người hoặc động vật nhiễm bệnh ho, hắt hơi tạo ra những hạt nước bọt rất nhỏ chứa nhiều vi khuẩn lao lơ lửng trong không khí. Người ta có thể hít những hạt này vào phổi và mắc bệnh.

Ngày nay, người ta chia bệnh học lao thành 2 giai đoạn:

3. Triệu chứng bệnh lao phổi như thế nào?

Lao phổi

Những triệu chứng lao phổi điển hình gồm:

Tuy nhiên không thể dựa vào các triệu chứng bên trên để có thể kết luận bạn có thật sự bị nhiễm lao hay không, các triệu chứng bên trên đôi khi cũng giống các triệu chứng của nhiều căn bệnh: covid, tăng bạch cầu đơn nhân…Vì vậy bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để có thể chẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất

4. Lao phổi có gây chết người không?

Lao phổi

Các biện pháp điều trị bệnh Bệnh lao phổi

Nếu không được điều trị kịp thời người bệnh lao có thể gặp một số biến chứng sau:

  • Tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi, ho ra máu.
  • Sau khi chữa khỏi lao phổi vẫn có thể để lại một số di chứng như: suy hô hấp mãn, giãn phế quản, u nấm phổi, tràn khí màng phổi…
  • Phương pháp điều trị phổ biến là dùng thuốc trị lao.

Hầu hết các trường hợp lao đều có thể chữa khỏi được khi điều trị đúng phương pháp và đúng thuốc. Các phác đồ điều trị lao được phân ra điều trị tùy theo từng trường hợp cụ thể. Sử dụng loại thuốc nào và điều trị trong bao lâu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố:

  • Sức khỏe người bệnh
  • Độ tuổi
  • Khả năng đề kháng với thuốc
  • Loại lao mắc phải là lao phổi hay lao ngoài phổi. Trường hợp những người mắc bệnh lao ngoài phổi chỉ cần dùng một loại kháng sinh lao, trong khi đó những người bị bệnh lao phổi thường phải dùng nhiều loại thuốc.

Phác đồ điều trị cho người mắc bệnh lao lần đầu tiên  (Theo Chương trình Chống lao Quốc gia):

  • Giai đoạn tấn công (2 tháng) gồm 4 loại thuốc: ethambutol (hoặc streptomycine), rifampicine, isoniazide, pyrazinamide
  • Giai đoạn duy trì (6 tháng) gồm 2 loại thuốc isoniazide và ethambutol.
  • Lưu ý khi điều trị thuốc kháng lao:
  • Uống thuốc đầy đủ, đúng liều lượng, không được tự ý ngưng sử dụng thuốc ngay cả khi các triệu chứng bệnh lao phổi đã biến mất.
  • Sau khi điều trị, vi khuẩn lao phổi nào còn sống sót có thể trở nên kháng thuốc, sau đó phát triển thành bệnh lao đa kháng thuốc (MDR) trong tương lai. Khi đó, việc điều trị bệnh lao phổi gặp khó khăn hơn rất nhiều.

Vậy tùy thuộc vào tình trạng của cơ thể và diễn biến của bệnh mới có thể kết luận được lao phổi có gây chết người không, để có thể an tâm medplus khuyên bạn đọc nên đi đến bệnh viện gần nhất để có thể nhận được lời khuyên an toàn từ bác sĩ.

Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin hữu ích về bệnh lao phổi, Hy vọng bài viết có thể giúp bạn đọc nâng cao hiểu biết về căn bệnh này!

Tìm hiểu từ nguồn: wikipedia

Bên cạnh đó, medplus cũng giới thiệu với bạn đọc một số căn bệnh:

Exit mobile version