Site icon Medplus.vn

Lẩu vịt cay món ăn cho ngày cuối tuần thêm rộn ràng

Cuối tuần sắp đến rồi và bạn lại băn khoăn không biết nấu món gì đãi cả nhà? Vậy thì Medplus xin giới thiệu bạn món lẩu vịt cay vừa ăn vừa thổi ngon bá cháy. Nếu bạn chưa biết làm món ăn này thì hãy bắt tay vào bếp để trổ tài cho cả nhà thưởng thức nhé.

Bật mí cách làm món lẩu vịt cay

Chuẩn bị nguyên liệu cho món lẩu vịt cay

Thịt vịt

Nên chọn con vịt vừa tầm, nặng, chắc thịt.

Nên chọn con da còn trơn nhờn, thịt không có mùi khác lạ.

Không chọn những con vịt nhỏ, mọc chưa đủ lông nên sẽ ăn không ngon.

Khi mua vịt đã làm sẵn, bạn cần kiểm tra kỹ, nếu vịt bị bơm nước, khi dùng tay ấn vào sẽ có cảm giác trơn. Vùng ức và đùi của vịt nhão, không săn chắc.

Đặc biệt, bạn nên chọn vịt đực, vì nó dày mình và đậm thịt hơn so với vịt cái. Thịt Vịt quá béo sẽ làm vịt kho sả bị béo ngậy dễ ngán.

Mua tại những cửa hàng bán đồ thực phẩm sạch, siêu thị để đảm bảo nguồn gốc cũng như đảm bảo chất lượng.

Cách chọn thịt vịt ngon đúng chuẩn

Chao

Đối với những gia vị khác thì hạn sử dụng rất ngắn. Nhưng chao thì đặc biệt, bạn càng để lâu thì hũ chao càng ngon hơn và đậm đà hơn.

Để biết được hũ chao đó mới làm hay lâu, nếu thấy chao nổi lên trên và có độ sẫm màu thì chao đó gọi là chao chín và có thể sử dụng được rồi nhé.

Cách chọn chao ngon

Mẹo nấu cho món lẩu vịt cay thêm thơm ngon hấp dẫn

Bạn chỉ cần dùng chanh xát trực tiếp lên vịt, mùi hôi sẽ biến mất ngay.

Hòa muối và giấm với nhau với một lượng vừa đủ, sau khi đã sơ chế vịt sạch sẽ, xát thật kỹ cả bên trong và bên ngoài con vịt nhiều lần

Để món vịt không bị hôi, trước khi luộc nên bóp với chút muối, tiêu, gừng đập dập, có thể cả chút rượu trắng, để chừng 30 phút rồi rửa sạch, để ráo, đem luộc.

Cho một miếng gừng đập dập vào nồi luộc. Như vậy vịt sẽ hết mùi hôi mà món vịt của bạn luôn thơm ngon, hấp dẫn.

Phao câu chính là thủ phạm gây nên mùi hôi tanh của thịt vịt. Vì thế khi làm bạn nên bỏ bộ phận này đi

Lẩu vịt cay

Cách bảo quản nguyên liệu cho món lẩu vịt cay

Thịt vịt

Thịt vịt tươi sống cần được bảo quản ở mức nhiệt độ 2 độ C đối với bảo quản mát

Đối với bảo quản mát thịt được giữ lạnh chỉ có thể dùng trong vòng từ 1 đến 4 ngày.

Để đảm bảo an toàn thực phẩm cũng như bảo quản trong thời gian dài thì cần bao bọc thịt thật kỹ và không bị lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh.

Thường hay sử dụng màng bọc thực phẩm hoặc giấy bạc để bọc kín thịt.

Nếu cấp đông thịt thì cần bao bọc thật nhiều lớp để đảm bảo không bị đông cứng quá mức, mất nước và thay đổi màu sắc, mùi vị.

Khi bao bọc thịt, cần chú ý bọc thật chặt, tránh không cho không khí lọt vào bên trong để miếng thịt không có nhiều lớp đá bám vào.

Lẩu vịt cay

Chao

Khi ủ chao nên dùng hũ, keo bằng sành hoăc thủy tinh không nên cho vào loại bằng nhựa hay inox… Vì quá trình lên men của chao sẽ xuất hiện axit gây ăn mòn và tạo ra các chất không tốt.

Cải chua

Dùng hủ hoặc keo thuỷ tinh, sứ để bảo quản dưa món

Cách để dưa món lâu bị chua và lên men nhất là để vào ngăn mát tủ lạnh. Nhiệt độ trong tủ lạnh thấp nên hạn chế được sự phát triển của vi khuẩn và nấm móc.

Trước khi để vào tủ lạnh có thể bỏ bớt phần nước ngâm dưa món để làm chậm quá trình lên men hơn.

Mỗi lần ăn nên dùng đũa hoặc kẹp sạch để gấp dưa món ra dùng sẽ hạn chế được một phần vi khuẩn.

Nên lấy dưa món vừa đủ ăn trong bữa, nếu có ăn dư thì nên để riêng ra không nên đổ ngược lại vào hủ đựng.

Công dụng lẩu vịt cay

Lẩu vịt cay món ngon cuối tuần

Thịt vịt

Trong 100 g thịt vịt có khoảng 25 g protein (cao hơn nhiều so với thịt bò, heo, dê, cá, trứng). Hàm lượng các chất dinh dưỡng như canxi, phốtpho, sắt, vitamin (B1, B2, A, D, E), acide nicotic… cũng rất cao.

Các chất này có tác dụng bồi bổ cơ thể và tăng cường sức khỏe

Ăn thịt vịt ít nhất một lần trong tuần sẽ giúp cơ thể bổ sung chất dinh dưỡng, ổn định tinh thần, kéo dài cuộc sống.

Dưa cải chua

Cung cấp các loại vitamin thiết yếu như vitamin C, A, K, folate và các khoáng chất như sắt, canxi và kali

Cung cấp các chất chống oxy hóa

Kiểm soát bệnh đái tháo đường

Chất xơ từ các loại muối dưa làm no lâu hơn, giúp hạn chế cảm giác thèm ăn

Chống lại ung thư lách

Lưu ý khi ăn lẩu vịt cay

Những lợi ích trên chỉ là khi bạn ăn dưa muối đúng cách và ăn một lượng vừa phải mà thôi.

Không nên ăn quá nhiều dưa muối, không nên ăn dưa xổi, không nên ăn dưa, cà muối bị khú.

Lưu ý khi ăn cải chua

Những ai không nên ăn món lẩu vịt cay

Những người bị đau dạ dày, bị bệnh đường tiêu hóa không nên ăn nhiều dưa chua

Những người mắc bệnh huyết áp, tim mạch, bệnh gan

Phụ nữ mang thai không nên ăn dưa chua vì chúng có thể trở thành một thực phẩm kích thích, làm tăng cảm giác đầy bụng, buồn nôn

Lẩu vịt cay là món ăn vừa ngon vừa đầy đủ dinh dưỡng. Cả nhà vây quần bên nhau vừa ăn vừa thưởng thức thì quả thật không còn gì tuyệt vời hơn. Còn chần chờ gì nữa mà cùng nhau bắt tay vào bếp để trổ tài cho cả nhà thưởng thức. Đừng quên ghé Medplus mỗi ngày để được cập nhật những thông tin bổ ích cho sức khỏe nhé.

Bạn có thể tham khảo một số món ăn khác tại đây:

Nguồn: Tổng hợp 

 

Lẩu vịt cay

Serves: 4
Cook time: 40 minutes
Level: 1

Ingredients

  • Thịt vịt 800 gr
  • Dưa cải chua 100 gr
  • Chao 1/2 hộp
  • Sả 2 cây
  • Gừng 1 củ
  • Hành tím 1 củ
  • Tiêu 1/2 muỗng cà phê
  • Đường trắng 1 muỗng canh
  • Hạt nêm 1 muỗng cà phê
  • Nước mắm 1 muỗng canh
  • Ớt 1 trái
  • Dầu ăn 2 muỗng canh

Instructions

CHUẨN BỊ

Bước 1:

Gừng gọt vỏ, sả đập dập, cắt nhỏ. Hành tím bóc vỏ, cắt mỏng.
Bước 2:
Thịt vịt làm sạch, chặt miếng vừa ăn, ướp với chao, 1 muỗng canh đường trắng, 1/2 muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng cà phê hạt nêm khoảng 15 phút.
THỰC HIỆN
Bước 1:
Phi thơm hành tím, sả, gừng với 2 muỗng canh dầu ăn, cho dưa cải chua, ớt vào, đảo đều 3 phút.
Bước 2:
Tiếp theo, cho thịt vịt đã ướp vào, đảo đều đến khi thịt se lại.
Bước 3:
Đổ 500ml nước vào, nấu sôi. Khi nước sôi, nêm gia vị 1 muỗng canh nước mắm cho vừa ăn, nấu thêm 5 phút.
Bước 4:
Tắt bếp, cho lẩu ra mâm và dùng với các loại rau, bún hay cơm tùy thích. Chúc các bạn thành công, ngon miệng.
Exit mobile version