Loãng xương là một căn bệnh thầm lặng chỉ được phát hiện cho đến khi xương bị gãy. Nhiều người nghĩ rằng bệnh loãng xương là một phần tự nhiên và không thể tránh khỏi của tuổi già. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế hiện nay tin rằng loãng xương có thể phòng ngừa được. Cùng Songkhoe.medplus.vn tìm hiểu cách phòng ngừa bệnh xương giòn này nhé!
Định nghĩa của loãng xương
Nguyên nhân dẫn đến việc loãng xương
Xương của bạn luôn ở trong trạng thái đổi mới liên tục. Xương mới được tạo ra và xương cũ bị phá vỡ. Khi bạn còn trẻ, cơ thể bạn tạo ra xương mới nhanh hơn phá vỡ xương cũ và khối lượng xương của bạn tăng lên. Kể từ những năm 20, quá trình này chậm lại và hầu hết mọi người đều đạt được khối lượng xương cao nhất ở tuổi 30. Về già, khối lượng xương bị mất nhanh hơn so với nó được tạo ra.
Triệu chứng của việc loãng xương là gì?
Thông thường không có triệu chứng trong giai đoạn đầu của hiện tượng loãng xương. Nhưng một khi xương của bạn đã bị suy yếu dần đi, bạn có thể có các triệu chứng đi kèm sau:
- Đau lưng cấp, giảm chiều cao, dáng đi khom và gù lưng.
- Đau nhức đầu xương. Một trong những triệu chứng loãng xương dễ nhận thấy nhất là cảm giác đau nhức các đầu xương. Người bệnh sẽ cảm thấy mỏi dọc các xương dài, thậm chí đau nhức như bị kim chích toàn thân.
- Đau ở vùng xương chịu gánh nặng của cơ thể thường xuyên như: cột sống, thắt lưng, xương chậu, xương hông, đầu gối. Những cơn đau lặp lại nhiều lần sau chấn thương, cơn đau thường âm ỉ và kéo dài lâu. Những cơn đau sẽ tăng lên khi vận động, đi lại, đứng ngồi lâu và sẽ thuyên giảm khi nằm nghỉ.
- Đau ở cột sống, thắt lưng, hai bên liên sườn, ảnh hưởng đến các dây thần kinh liên sườn, dây thần kinh đùi và thần kinh tọa. Những cơn đau trở nặng khi vận động mạnh hoặc bất ngờ thay đổi tư thế. Người bệnh thường rất khó thực hiện những tư thế như cúi gập người hoặc xoay hẳn người.
- Đối với những người ở lứa tuổi trung niên, loãng xương thường đi kèm với các dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch, thoái hoá khớp, cao huyết áp,…
Những cách chẩn đoán loãng xương(xương giòn)
Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh loãng xương bằng những xét nghiệm sau:
- Kiểm tra mật độ khoáng của xương. Chụp X quang để đo mật độ xương ở phần cột sống thắt lưng, vùng cổ xương đùi hoặc cổ tay. Đây là phương pháp phổ biến nhất và không gây đau đớn và chỉ mất vài phút, cho biết lượng xương bị mất.
- Xét nghiệm máu và nước tiểu: Liểm tra lượng nội tiết tố và tìm kiếm các nguy cơ làm tăng sự mất xương như sự thiếu hụt các loại vitamin hoặc khoáng chất trong cơ thể.
Nguy cơ mắc bệnh loãng xương
Bạn có thể mắc bệnh loãng xương nếu bạn mắc những yếu tố dưới đây:
- Giới tính: Phụ nữ thường dễ bị loãng xương hơn so với nam giới.
- Tuổi tác: Tuổi càng lớn thì nguy cơ loãng xương càng cao.
- Vóc dáng: Những người gầy và nhỏ con có nguy cơ bị loãng xương cao hơn.
- Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình bạn có người từng bị loãng xương hoặc gãy xương hông, bạn cũng sẽ có nguy cơ bị loãng xương.
- Hormone giới tính: Nồng độ estrogen thấp do kinh nguyệt không đều hoặc thời kỳ mãn kinh có thể gây ra bệnh loãng xương ở phụ nữ. Trong khi đó, nồng độ testosterone thấp có thể gây ra loãng xương ở nam giới.
- Thiếu canxi và vitamin D: Chế độ ăn ít canxi và vitamin D có thể làm cho xương bạn yếu đi.
- Chán ăn tâm thần: Chứng rối loạn ăn uống này có thể dẫn đến loãng xương.
- Một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ loãng xương: prednison và cortisone
- Ít vận động: Thiếu tập thể dục hoặc nghỉ ngơi tại giường lâu dài có thể gây yếu xương.
- Hút thuốc: Thuốc lá rất có hại cho xương, cũng như tim và phổi.
- Uống rượu: Uống quá nhiều rượu có thể làm xương yếu đi và dễ gãy.
Làm thế nào để điều trị loãng xương
Không có cách chữa trị loãng xương, nhưng điều trị đúng cách có thể giúp bảo vệ và củng cố xương của bạn. Những phương pháp điều trị này có thể giúp làm chậm quá trình phân hủy xương trong cơ thể của bạn và một số phương pháp điều trị có thể thúc đẩy sự phát triển của xương mới.
Dùng thuốc
Một số loại thuốc điều trị bệnh loãng xương phổ biến bao gồm:
- Bisphosphonates
- Estrogen agonists/antagonists
- Calcitonin
- Hormone tuyến cận giáp
- Liệu pháp estrogen, liệu pháp hormone.
Bài tập thể dục
Ví dụ như: Leo thang, ngồi xổm, chống đẩy, đẩy tạ, tập với máy tập thể dục,…Những bài tập này có ích cho cơ bắp của bạn. Nó giúp cơ thể bạn hình thành mô xương mới, giúp củng cố xương của bạn. Ngoài ra tập thể dục cũng có thể cải thiện sự cân bằng và phối hợp của bạn, điều này có thể giúp bạn tránh té ngã.
Cách phòng ngừa loãng xương ở người lớn tuổi
- Cung cấp lượng canxi cho cơ thể đúng theo mức khuyến cáo, không cung cấp dư thừa. Bổ sung 600 đơn vị quốc tế (IU) vitamin D mỗi ngày cho người ở độ tuổi từ 1 đến 70 tuổi và 800 IU mỗi ngày từ 71 tuổi trở lên.
- Ăn các loại thực phẩm có chứa một loạt các vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng quan trọng khác giúp cơ thể khỏe mạnh. Tất cả các chất dinh dưỡng đều cần thiết theo một tỷ lệ cân bằng. Trong đó đặc biệt là canxi và vitamin D rất cần thiết để giúp cho xương chắc khỏe hơn.
- Duy trì trọng lượng tiêu chuẩn, không thừa cân cũng không thiếu cân.
- Thực hiện các bài tập như đi bộ, chạy bộ, nhảy múa và thể dục nhịp điệu 3-4 giờ mỗi tuần.
- Ngừng hút thuốc, bia rượu.
- Hạn chế thức uống có cồn, cà phê và nước giải khát có ga.
- Tránh để bị ngã: Mang giày gót thấp có đế không trượt và kiểm tra nhà của bạn để loại bỏ các dây điện, thảm và các chướng ngại vật mà có thể khiến bạn bị té ngã. Giữ phòng sáng, cài đặt các thanh vịn ở bên trong và bên ngoài cửa phòng tắm của bạn. Và đảm bảo rằng bạn có thể vào và ra khỏi giường của mình một cách dễ dàng.
Khi nào cần đến bác sĩ?
Bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn về bệnh loãng xương nếu bạn mãn kinh sớm, uống corticosteroid trong nhiều tháng, hoặc một trong hai bố mẹ của bạn đã bị gãy xương hông. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất.
Một số phòng khám bạn nên tham khảo:
- Top 5 phòng khám đa khoa uy tín ở TP.HCM
- Top 5 phòng khám đa khoa uy tín ở Quận 1
- Bật mí top 5 bệnh viện xương khớp tại TP.HCM
Nguồn: Mayoclinic, Healthline