Site icon Medplus.vn

Lộc Giác Sương | Công Dụng Và Cách Dùng Dược Liệu

Lộc giác sương hay còn gọi là bã gạc hươu. Sau khi được nấu cao phơi hoặc sấy khô và nghiền hoặc tán nhỏ sẽ thành bột màu trắng. Lộc giác sương được chỉ định để điều trị các bệnh ho, ho lao, đi tiểu ra máu hoặc ra tinh dịch và mụn nhọt. Vậy có những bài thuốc trị bệnh hiệu quả từ dược liệu lộc giác sương hiện nay?  Cách dùng dược liệu này như thế nào? Hãy cùng Medplus tìm hiểu rõ hơn về loại dược liệu này nhé!

Lộc Giác Sương | Công Dụng Và Cách Dùng Dược Liệu

1. Thông tin dược liệu

Tên thường gọi: Lộc giác sương

Tên khoa học: Cornu cervi degelatinarum.

Họ: Họ Cervidae

Đặc điểm dược liệu

Nhung hươu nai già sẽ cứng lên thành gạc hay sừng. Mùa hè hươu nai thường cạ đầu vào cây cho sừng rụng. Trong gạc hươu nai không có máu, có hoặc không có da, màu sáng bóng, có thể có màu vàng, hơi đỏ hoặc trắng ngà. Phần dưới gạc có u nổi lên, phần trên nhẵn và nhọn.

Căn cứ vào kích thước, màu sắc gạc và số lượng nhánh, người ta có thể phân biệt gạc hươu với gạc nai. Gạc hươu có khoảng 3 hoặc 4 nhánh, dài 30 – 50cm với đường kính khoảng 3 cm. Chất gạc hươu mịn và cứng, cứng chắc, các u tròn cách nhau và thường có màu đỏ nâu. Gạc nai cũng giống gạc hươu, mịn và cứng. Tuy nhiên gạc nai thường to và dài hơn: Đường kính khoảng từ 3 đến 6 cm, dài từ 50 đến 60 cm, số nhánh nhiều hơn với 3 – 6 nhánh, màu tro nâu, u không rõ. Gạc nai và gạc hươu khi bẻ đều có vết màu trắng, bên trong có màu tro và tủy hẹp.

Bộ phận dùng

Bộ phận sử dụng là bã gạc hươu sau khi nấu cao phơi hoặc sấy khô. Khi  nghiền hoặc tán nhỏ sẽ thành bột trắng.

Thu hái và chế biến

Gạc được thu lấy ở những con hươu nai còn sống tốt hơn gạc tự rụng. Gạc bao bì liên tảng là gạc liền với xương đầu và có da đầu. Gạc liên tảng là gạc liền với xương đầu nhưng không có da đầu.

Một cách khác để thu gạc là vào tháng 6 – 8 người ta vào rừng để nhặt gạc tự rụng. Gạc trắng ngà, còn phần đế dài là gạc tốt nhất trong loại gạc tự rụng. Các loại gạc không còn đế, đế lõm vào màu sắc trắng nhợt là loại kém.

Gạc khi dùng được cua thành từng khúc ngắn. Sau đó tẩm với mật sao vàng hoặc dùng than đốt qua và tán nhỏ.

Lộc giác sau đó có thể chế biến thành cao ban long hoặc lộc giác sương.

Có hai loại lộc giác sương. Lộc giác sương theo lối Nhật Bản và lộc giác sương theo lối Trung Quốc và Việt Nam. Với Lộc giác sương Nhật Bản, dừng hươu nai đốt cho đen (hoặc thiêu) rồi tán nhỏ. Lộc giác sương của Trung Quốc và Việt Nam là phần lộc giác sau khi đã nấu cao ban long. Phần này được đem đi phơi khô và tán nhỏ.

Phân bố

Chủ yếu ở Trung Quốc, Việt Nam và Nhật Bản

2. Công dụng và tác dụng chính

Thành phần hóa học

Gạc hươu nai có thành phần hóa học là 25% chất keo (keratin) và khoảng 50 – 60% canxi photphat, canxi cacbonat. Ngoài ra còn có protein và nước. Keratin trong lộc giác sương còn rất ít hoặc không có.

Tính vị

Hàm, ôn.

Quy kinh

Vào kinh can, thận

Tác dụng dược lý

Theo y học hiện đại

Lộc giác sương có công dụng tăng tuần hoàn máu động mạch vành, tim co bóp mạnh hơn, nhịp tim chậm lại, cường tim.

Lộc giác sương còn có tác dụng nâng cao tính miễn dịch của cơ thể. Tác động trên máu và hệ tạo máu như làm tăng hồng cầu, hemoglobin và sự tăng sinh của tế bào lưới hồng cầu, tăng bạch cầu.

Lộc giác sương được chỉ định trong bệnh viêm khớp do tác dụng chống viêm.

Theo y học cổ truyền

Theo Đông y, Lộc giác sương có vị hàm, ôn, quy vào các kinh can, thận. Tác dụng:

Cách dùng và liều lượng

Liều dùng hàng ngày là 5 – 10 g. Có thể dụng các dạng thuốc bột, thuốc viên hoặc thuốc sắc.

3. Bài thuốc chữa bệnh

Chữa mụn nhọt

Chuẩn bị: Lộc giác.

Thực hiện: Đốt ra than, hòa với dấm bôi vào.

Chữa gân xương đau nhức

Chuẩn bị: Lộc giác.

Thực hiện: Lộc giác sao tồn tính (ra than còn màu đen) tán nhỏ. Ngày uống 2 lần mỗi lần 4 g.

Phụ nữ bị khí hư bạch đới

Chuẩn bị: Lộc giác.

Thực hiện: Lộc giác sao vàng tán nhỏ, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 4 g, tốt nhất nên chiêu với rượu.

4. Những điều cần lưu ý khi dùng dược liệu

Trong quá trình điều trị bệnh bằng lộc giác sương cần lưu ý:

Lộc Giác Sương | Công Dụng Và Cách Dùng Dược Liệu

5. Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé!

Lưu ý:

  1. Thông tin về dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Quý độc giả không nên tự ý sử dụng phối bài thuốc mà sử dụng
  3. Quý độc giả nên tham vấn ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng, để hạn chế tác dụng phụ và tác dụng không mong muốn

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Xem thêm bài viết:

Exit mobile version