Site icon Medplus.vn

Lộc Vừng – Cây quan cảnh trở thành vị thuốc chữa bệnh ít ai biết

Cây Lộc Vừng

Cây Lộc Vừng

Lộc Vừng là loại cây cảnh quan, cây kiểng có tán rộng cho bóng mát. Cây được xem là một dược liệu mà ít ai biết. Có công dụng chữa đau bụng, ho, hen,… Cùng Medplus Tìm hiểu rõ hơn về những công dụng của dược liệu này nhé!

Thông tin cơ bản

Tên tiếng Việt: Lộc vừng, Ngọc nhị, Tam lang, Cây vừng

Tên khoa học: Barringtonia acutangula (L.) Gaertn.

Họ: Lecythidaceae (Lộc vừng)

Đặc điểm cây

Cây gỗ nhỏ, mọc đứng, cao 8-10 m, tiết diện tròn; thân non màu xanh, thân trung bình màu xanh bạc có nhiều nốt sần, thân già màu nâu đen.

Lá đơn, mọc cách.

Cụm hoa chùm thòng dài ở đầu cành; trục cụm hoa màu xanh, nhẵn, hình trụ, dài 30-110 cm, đường kính 2-2,5 mm, mang hoa suốt chiều dài trục phát hoa.

Quả hình bầu dục, có 8 khía dọc, dài 2,5-3 cm, rộng 2-2,5 cm, màu xanh, mang đài tồn tại ở đỉnh.

Phân bố, sinh học và sinh thái

Ở Việt Nam có 14 loài. Lộc vừng là cây nhiệt đới châu Á, phân bố ở Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ, Xri Lanca, Mianma và Việt Nam.

Ở Việt Nam, lộc vừng phân bố rải rác ở các tỉnh trung du, vùng núi thấp và đôi khi ở đồng bằng như Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hòa Bình, Hà Tây, Quảng Ninh, Ninh Bình, Hà Nam, Thanh Hóa…

Là loại cây gỗ thường xanh, mọc ở gần bờ nước hay ven rừng ẩm. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm. Lộc vừng có khả năng tái sinh vô tính khỏe, gốc bị mất rễ vẫn có thể sống khỏe và sinh trưởng, phát triển tốt trong môi trường có đủ nước.

Mùa hoa tháng 7, mùa quả tháng 9.

Bộ phận dùng

Vỏ thân và quả (Cortex et Fructus Barringtoniae), thu hái quanh năm, phơi khô.

Thành phần hóa học, tính vị

Thành phần hoá học

Quả chứa 6,31% protein, 0,35% chất béo, 1,33% đường, 4,08% tinh bột, 2,26% tanin, 2 saponin (1 chất là chất độc). Hạt chứa một glucosid triterpenoid là 2, 3, 19-trihydroxyolean-12-en-23,28-dioic acid28-O-glucopyranosid và các saponin.

Tính vị, công năng

Lộc vừng vị ngọt, tính bình. Tư bổ can thận, bổ huyết minh mục, khu phong nhuận tràng, thông nhũ, sinh tân dưỡng phát.

Qui kinh

Can, phế, tỳ, thận.

Chỉ định

Dùng cho các trường hợp suy nhược cơ thể, râu tóc bạc sớm.

Công dụng và liều dùng Lộc Vừng

1. Chữa đau bụng, tiêu chảy, số

Dùng vỏ thân cây với liều 8-16g, sắc nước uống.

2. Chữa bệnh trĩ bằng lá cây lộc vừng

Cần rửa lá thật sạch, có thể ngâm với nước muối hoặc rửa qua thêm một lần nước đun sôi để nguội sau đó để ráo nước.

3. Chữa đau răng

Dùng quả lộc vừng xanh và giã nát ngâm với rượu, ngâm trong 1 tháng. Sau đó lấy nước ngậm hàng ngày.

4. Trị tiêu chảy và sốt

Lấy vỏ thân lộc vừng cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài, rửa sạch, thái phiến, đem phơi hoặc sấy khô. Mỗi lần dùng 6-16g vỏ sắc với 400ml nước cho đến khi còn 100ml nước, chia uống 2 lần trong ngày.

5. Giải nhiệt, hạ sốt

Lấy rễ lộc vừng, rửa sạch, phơi kho hoặc dùng tươi để sắc lấy nước uống vừa có tác dụng giải nhiệt về kích thích tiêu hoá, long đờm, chữa ho.

6. Chữa lỵ

Lá cây rửa sạch, ngâm với nước muối, rồi ép lấy nước uống.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo.
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng.
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Nguồn: Tracuuduoclieu

Các nguồn tổng hợp uy tín.
Exit mobile version