Site icon Medplus.vn

Loét đường tiêu hóa : Hướng dẫn nhận biết, phòng ngừa và điều trị

Viêm loét đường tiêu hóa là sự hình thành một lỗ trên lớp niêm mạc lót bên trong dạ dày, tá tràng và thực quản. Chính vì vậy mà tùy theo vị trí chúng ta có loét dạ dày, loét tá tràng và loét thực quản. Tình trạng loét xảy ra khi lớp niêm mạc lót bên trong các cơ quan này bị mòn đi, bởi do dịch tiêu hóa có tính axit do tế bào dạ dày tiết ra. Bài viết từ đội ngũ Medplus dưới đây sẽ tổng hợp các thông tin đầy đủ như nguyên nhân, triệu chứng, chuẩn đoán, cách điều trị và những lưu ý cần biết về loét đường tiêu hóa.

Thông tin chung

Loét đường tiêu hóa là gì?

Loét đường tiêu hóa là vết loét ở niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng. Đây là những vùng tiếp xúc với acid dạ dày và enzym. Để tránh phá hủy niêm mạc và hiện tượng tự tiêu hóa dạ dày, dạ dày bình thường còn tiết chất nhầy có tính kiềm để bảo vệ. Sự cân bằng giữa các yếu tố phá hủy và yếu tố bảo vệ có thể bị phá vỡ trong nhiều tình trạng khác nhau, dẫn đến viêm dạ dày. Sự phá hủy niêm mạc nặng hơn có thể xảy ra, dẫn đến loét.

Loét đường tiêu hóa có thể do di truyền

Phân loại

Loét đường tiêu hóa là bệnh di truyền. Nếu trong gia đình có người bị loét đường tiêu hóa thì khả năng mắc bệnh sẽ cao hơn so với người bình thường.

Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong sinh bệnh học của loét tiêu hoá. Tần xuất bị loét tiêu hoá ở những người có liên hệ huyết thống độ 1 với bệnh nhân loét tiêu hoá cao khoảng gấp 3 lần so với dân số chung. Khoảng 20 đến 50% bệnh nhân loét tá tràng cho biết có tiền sử gia đình dương tính với bệnh. Bệnh nhân loét dạ dày còn cho biết có nhiều thành viên trong gia đình cũng mang bệnh giống họ.

Con đường lây lan và truyền nhiễm của bệnh

Loét đường tiêu hóa có thể duy truyền và tăng khả năng mắc bệnh khi có thành viên trong gia đình đã bị bệnh này. Ngoài ra, việc nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) cũng sẽ bị loét đường tiêu hóa.

Hiện nay vẫn chưa biết chính xác làm cách nào chúng ta bị nhiễm H. pylori. Theo giả thiết của các nhà khoa học, vi khuẩn H. pylori có thể được truyền từ người này sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, chất nôn hoặc phân của người đã mắc bệnh. H. pylori cũng có thể lây lan qua thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, H. pylori có thể phát triển trong niêm mạc dạ dày. Tại đây chúng sẽ được bao phủ bởi một lớp chất nhầy, bảo vệ nó khỏi axit tiết ra từ dạ dày.

Đối tượng mắc bệnh loét đường tiêu hóa là ai?

Các đối tượng thường xuyên hút thuốc, nghiện rượu, tâm lý thường căng thẳng và di truyền thì nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng cao. Ngoài ra, những người thường xuyên xử dụng thuốc chống đông, chế độ ăn uống sinh hoạt không hợp lý cũng sẽ tăng khả năng mắc bệnh cao hơn.

Mức độ nguy hiểm của loét đường tiêu hóa nếu không được điều trị kịp thời

Có một vài trường hợp loét dạ dày sẽ tự lành ngay cả khi không được điều trị. Tuy nhiên các triệu chứng có thể tái phát và nặng thêm nếu không được loại bỏ nguyên nhân gây loét.

Nếu không được điều trị hợp lý, loét có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe như xuất huyết. Ngoài ra có thể sẽ bị thủng (xuất hiện một lỗ hổng xuyên qua thành dạ dày) hoặc tắt nghẽn đường ra của dạ dày do sưng hoặc sẹo chẹn đường dẫn từ dạ dày xuống ruột non.

Triệu chứng và biểu hiện của loét đường tiêu hóa

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết

Một trong những biểu hiện đầu tiên của loét đường tiêu hóa là bệnh nhân sẽ cảm thấy đau hoặc khó chịu ở giữa bụng trên. Hoặc cụ thể hơn là bệnh nhân có cảm giác nóng rát hoặc tương tự như đói bụng. Tuy nhiên, cơn đau sẽ không khởi phát trong vòng vài giờ sau khi ăn quá nhiều hoặc uống quá nhiều rượu bia. Và khi có cảm giác như đói thì dù bạn ăn hay uống thì cơn đau vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm. Trường hợp này có thể là dấu hiệu của loét đường tiêu hóa do sự tổn thương lớp niêm mạc của dạ dày. Nhưng đối với trường hợp cơn đâu có giảm khi ăn hoặc uống thì bạn có nguy cơ ị loét tá tràng do sự tổn thương ở phần bắt đầu của tá tràng.

Các biểu hiện khi mắc bệnh

Biểu hiện bên trong cơ thể

Biểu hiện bên ngoài của bệnh

Khi bệnh nhân bị loét đường têu hóa thì đa phần các biểu hiện của bệnh xuất hiện từ bên trong cơ thể và chưa có thông tin về biểu hiện bên ngoài nào.

Nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh

Nguyên nhân

Nguyên nhân tiềm ẩn của loét đường tiêu hóa rất đa dạng. Các tác nhân như rượu hoặc thuốc có thể dẫn đến phá hủy niêm mạc. Các thuốc như: NSAID, thuốc chống đông, thuốc ức chế tái hấp thụ chọn lọc serotonin, alendronate, risedronate.

Một nguyên nhân khác nữa là do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori). Sau khi xâm nhập vào cơ thể, H. pylori có thể phát triển trong niêm mạc dạ dày. Tại đây chúng sẽ được bao phủ bởi một lớp chất nhầy, bảo vệ nó khỏi axit tiết ra từ dạ dày.

Vi khuẩn H. pylori là guyên nhân gây nên loét đường tiêu hóa

Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm hút thuốc lá, nghiện rượu, tâm lý căng thẳng và di truyền.

Cách phòng ngừa

Nên và không nên làm gì để phòng ngừa loét đường tiêu hóa, loét dạ dày

Loét đường tiêu hóa được chuẩn đoán và điều trị như thế nào?

Các yếu tố cần thiết để chuẩn đoán bệnh

Việc chuẩn đoán bệnh dựa trên các biểu hiện của bệnh nhân. Ngoài ra, xem xét chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của người bệnh.

Ngoài ra, bác sĩ sẽ đề xuất hoặc yêu cầu người bệnh thực hiện các phương pháp sau để chuẩn đoán chính xác tình hình của bệnh loét đường tiêu hóa:

Phương pháp điều trị của bệnh

Bệnh được điều trị bằng thuốc.

Điều trị không dùng thuốc

Loét đường tiêu hóa có thể được kiểm soát bằng thuốc. Tuy nhiên các phương pháp không dùng thuốc cũng góp phần làm giảm triệu chứng bệnh rất hiệu quả. Như sử dụng chất cóc nhiều vitamin A, cam thảo, sữa chua trắng, chiết xuất tảo nâu. Khi tình trạng loét không được cải thiện, bạn hãy đến khám ngay bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để can thiệp điều trị kịp thời.

Thời gian điều trị

Thời gian điều trị trong trường hợp bị loét đường tiêu hóa phụ thuộc vào sự tuân thủ của bệnh nhân trong quá trình dùng thuốc. Ngoài ra kết hợp với việc điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt theo sự chỉ định của bác sĩ điều trị.

Các lưu ý về bệnh loét đường tiêu hóa

Lưu ý dành cho người bệnh

Lưu ý dành cho người thân và người chăm sóc người mắc bệnh

Bài viết cùng nội dung:

Xem thêm tại đây

Xem danh sách các phòng khám ngoài giờ tại Finizz.com

Exit mobile version