Site icon Medplus.vn

Bột quế và những công dụng thần kỳ chưa ai biết đến

Nguyên liệu của món ăn góp phần tạo nên linh hồn của món ăn cũng như mang đến những giá trị dinh dưỡng cụ thể cho món ăn đó. Giá trị dinh dưỡng và tác dụng tuyệt vời của bột quế là gì? Nên lưu ý những gì khi sử dụng bột quế? Hãy cùng MedPlus tìm hiểu thông tin về bột quế nhé!

Thông tin chung về bột quế

Bột quế được tạo ra từ vỏ cây quế xay nhuyễn, có mùi rất thơm và giữ được mùi hương trong khoảng thời gian lâu. Được xem là một thần dược và nằm trong tứ dược quý giá “sâm, nhung, quế, phụ”, quế luôn chiếm được lòng tin và sự yêu thích của nhiều người. Quế cho chứa những tinh chất nhựa có giá trị sử dụng cao, trong đó vỏ quế bóc ở thân là còn được gọi là quế thượng hay quế chi có tác dụng hỗ trợ hiệu quả cho quá trình làm đẹp, dung nạp năng lượng cho cơ thể sau những áp lực, căng thẳng của việc học tập, làm việc mang lại.

 

bột quế

Thông tin dinh dưỡng trong bột quế

Thống kê đã cho thấy, một muỗng canh bột quế có chứa:

Với hàm lượng dưỡng chất phong phú và khả năng chống oxy hóa hiệu quả, quế trở thành một phần quan trọng của chế độ ăn uống lành mạnh. Chỉ cần một nửa thìa cà phê bột quế mỗi ngày, bạn có thể thoải mái hưởng thụ những công dụng của quế khô với lượng đường trong máu, hệ tiêu hóa, miễn dịch và nhiều hơn nữa. Đặc biệt, liều lượng mạnh hơn một chút là chìa khóa cho sức khỏe tim mạch, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, ung thư và các bệnh thoái hóa thần kinh.

Tác dụng của bột quế đối với sức khỏe

Quế có tác dụng chống oxy hóa

Quế chứa nhiều chất chống oxy hoá có thể bảo vệ, làm giảm tổn thương gốc tự do và làm chậm quá trình lão hóa. Trong thực tế, đến nay các nhà nghiên cứu đã xác định được bốn mươi mốt hợp chất chống oxy hóa trong quế. Theo thang đo OTAC, được sử dụng để đo nồng độ các chất chống oxy hoá trong các loại thực phẩm khác nhau, quế đứng thứ 7 trong tất cả các loại thực phẩm, gia vị và thảo mộc trên khắp thế giới.

Quế có tính chông viêm

Các chất chống oxy hoá trong quế còn có tác dụng chống viêm, có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim, ung thư, suy giảm chức năng não và nhiều hơn nữa. Các nhà nghiên cứu đã xác định được hơn bảy loại hợp chất flavonoid trong quế. Chúng đã quyết định công dụng của quế khô trong việc chống hiện tượng viêm nhiễm ở khắp cơ thể.

Vì công dụng của quế khô trong việc giảm sưng và kháng viêm nên nó có thể có lợi trong điều trị các đau. Một số nghiên cứu cho thấy rằng quế giúp giảm các cơn đau nhức cơ, đau do hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), giảm mức độ trầm trọng của phản ứng dị ứng và các triệu chứng đau khác liên quan đến tuổi tác.

Bảo vệ sức khỏe tim mạch

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một công dụng của quế khô khác là làm giảm nguy cơ bệnh tim. Quế cũng làm giảm huyết áp cao – một mối đe dọa khác gây ra bệnh tim hoặc đột quỵ.

Và còn có nhiều công dụng của quế khô với sức khoẻ tim mạch khác. Một số nghiên cứu cho thấy rằng quế là một chất hỗ trợ đông máu hữu ích. Nó giúp ngăn ngừa chảy máu bằng thúc đẩy cơ thể hình thành cục máu đông khi cần thiết. Quế cũng làm tăng lưu thông máu và thúc đẩy khả năng tự sửa mô của cơ thể sau khi nó bị hư hỏng. Các mô này bao gồm cả những mô tim cần được tái tạo để chống lại các cơn đau tim, bệnh tim và đột quỵ.

Chống bệnh tiểu đường

Công dụng của quế khô còn ở việc chống lại bệnh tiểu đường hiệu quả. Nó làm giảm lượng đường trong máu và cũng có thể cải thiện sự nhạy cảm với nội tiết tố insulin. Đó là hoóc môn quan trọng để giữ đường trong máu ở mức cân bằng.

Bảo vệ sức khỏe răng miệng

Trong các nghiên cứu, chất chiết xuất từ ​​quế đã được chứng minh là có khả năng bảo vệ sức khỏe răng miệng. Nó chống lại, tiêu diệt các vi khuẩn gây ra hôi miệng, sâu răng, viêm nướu hoặc nhiễm trùng ở vùng khoang miệng. Trong khi đó, mùi hương của quế giúp hơi thở của bạn thơm tho hơn. Vì lý do này, quế còn được sử dụng như bột nha khoa để điều trị các chứng đau răng, vi khuẩn đường uống và vết loét miệng.

Bảo vệ da

Công dụng của quế khô còn ở khả năng kháng nấm và kháng khuẩn để bảo vệ da khỏi bị kích ứng, phát ban, phản ứng dị ứng và nhiễm trùng. Áp dụng tinh dầu quế (đã pha loãng) trực tiếp lên da có thể giúp giảm viêm, sưng đỏ và đau. Kết hợp quế khô và mật ong (một thành phần kháng khuẩn khác) sẽ giúp nuôi dưỡng da, tăng cường sức để kháng để hỗ trợ điều trị mụn, bệnh về da và các dấu hiệu dị ứng da.

Những món ngon từ quế

Bánh mì cuộn quế

Bánh mì là món ăn không thể thiếu cho bữa sáng. Đây cũng là câu trả lời thú vị cho câu hỏi “bột quế dùng nấu món gì?”. Để thực hiện món ăn này, bạn cần chuẩn bị phần bánh mì gồm

250ml sữa tươi không đường

45gr đường

60ml dầu ăn

250gr bột mì

3gr men nở

1/4 thìa cà phê baking soda

1/4 thìa cà phê baking powder

1/4 thìa cà phê muối tinh

Hỗn hợp phết bánh gồm 50gr bơ đun chảy, 45gr đường nâu, 1 thìa canh bột quế và 1/2 chén sữa.

Hòa sữa tươi, đường và dầu ăn trong một chiếc nồi. Bắc lên bếp, đun lửa vừa đến khi sữa sôi lăn tăn, đường tan hết thì tắt bếp, để hỗn hợp nguội. Trong một âu lớn, trộn 250g bột mì với men nở, cho sữa vào trộn thành hỗn hợp đồng nhất. Dùng màng bọc thực phẩm để bọc kín âu bột, để bột nghỉ trong 1 giờ. Lấy âu bột ra cho tiếp 30gr bột mì, baking soda, baking powder và muối trắng vào trộn đều. Bọc âu bột lại và cho vào tủ lạnh khoảng 1 giờ để bột bớt dính.

Đun chảy bơ, chuẩn bị sẵn dụng cụ cán bột và khay nướng có lót giấy nến. Lót bột áp, cho bột ra và cán thành hình chữ nhật với kích thước khoảng 25 x 50cm. Dùng chổi phết bơ lên mặt bột. Trộn bột quế với đường nâu và rắc lên phần bơ vừa phết. Cuộn tròn miếng bột lại, cắt thành 15 miếng. Đặt lên khay nướng, phủ khăn ẩm lên ủ khoảng 30-40 phút để bánh nở ra. Nướng bánh ở 180 độ C trong 15 phút hoặc đến khi bánh chín vàng. Lấy bánh ra, cho một chút sữa lên trên và thưởng thức.

bánh mì quế

Bánh quy hương quế

Bột quế dùng nấu món gì ư? Không chỉ đơn giản là các món mặn, bột quế còn là thành phần quan trọng của nhiều món bánh thơm ngon như bánh quy hương quế. Để trổ tài làm bánh quy hương quế tại nhà, bạn cần chuẩn bị: 200gr bột mì, 90gr bơ nhiệt độ phòng, 10gr bột quế, 5gr bột nở baking powder, 1 quả trứng, 110gr đường nâu, 5gr vani.

Cho bột mì và bột nở vào một bát lớn, trộn đều, để sang một bên. Trong một bát khác, cho bơ và 75gr đường nâu vào trộn đều, thêm trứng, vani vào trộn đến khi hỗn hợp đồng nhất. Rắc từng chút bột vào bát trứng và trộn cho thật đều. Nhào bột thành khối mịn, đặt khối bột vào âu lớn, dùng màng bọc thực phẩm bọc kín và cho vào ngăn mát tủ lạnh trong 2 giờ. Bật lò nướng ở 180 độ C để lò nóng dần. Nhào lại bột và nặn thành từng sợi chiều dài khoảng 17-18cm, chiều rộng chừng 0,5cm. Cuộn sợi bột thành hình xoáy ốc.

Trộn bột quế với phần đường nâu còn lại và rắc lên mặt bánh. Cho vào lò nướng trong khoảng 15-18 phút để bánh chín. Lấy bánh ra, để nguội và bảo quản trong lọ thủy tinh để thưởng thức dần.

bánh quy quế

Lưu ý khi sử dụng quế

Trong vỏ quế có chứa Coumarin có thể dẫn đến suy gan nếu sử dụng hàng ngày hoặc với liều lượng cao. Trừ khi có chỉ định và giám sát của bác sĩ, những người đang dùng thuốc trị đái tháo đường, hoặc biệt dược tác động lên nồng độ glucoza trong máu, hoặc nồng độ insulin, không nên ăn uống quế trong quá trình điều trị.

Quế với liều lượng cao có thể gây nguy hiểm cho những ai có vấn đề về tim, vì quế sẽ làm tăng nhịp tim. Cá biệt, quế cũng là một vị thuốc gây dị ứng với triệu chứng chảy nước mũi, nước mắt, đau mắt, thở dốc (với tinh dầu quế), đau bụng, sưng mặt hoặc tay, sốc phản vệ (nhịp tim loạn, chóng mặt, choáng, giảm huyết áp đột ngột) và buồn nôn.

Ăn nhiều quế có nguy cơ

Gây tổn thương cho gan

Như đã nói ở trên, quế Cassia – loại quế hồi thông thường, là nguồn giàu hợp chất coumarin. Nó chứa khoảng gần 5 mg coumarin/thìa súp (2g quế) – trong khi quế hồi chỉ chứa một lượng khá nhỏ.

Liều lượng coumarin giới hạn khuyến nghị hằng ngày là khoảng gần 0,1 mg/kg tổng trọng lượng cơ thể, chẳng hạn như bạn chỉ có thể tiêu thụ tối đa 5 mg coumarin mỗi ngày nếu bạn nặng 60 kg. Điều này có nghĩa là bạn không thể ăn quá 1,5 thìa súp quế mỗi ngày. Bên cạnh đó, vài nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng việc tiêu thụ quá nhiều coumarin sẽ gây tích tụ độc tố trong gan, từ đó gây tổn thương cho cơ quan này.

Tăng nguy cơ gây bệnh ung thư

Các nghiên cứu ở động vật đã cho thấy việc tiêu thụ quá nhiều coumarin – hợp chất trong cây quế Cassia – sẽ làm tăng nguy cơ gây nên một số dạng ung thư.

Ví dụ bổ sung cho kết quả trên đó là các nghiên cứu ở các loài gặm nhấm đã cho thấy việc tiêu thụ quá nhiều coumarin có thể gây nên sự hình thành các khối u ung thư ở các cơ quan trọng yếu như phổi, gan và thận. Hình thức mà coumarin gây khối u hiện vẫn chưa được xác định.

Gây loét miệng

Một số người đã từng trải qua tình trạng loét miệng do ăn quá nhiều quế. Trong quế có chứa cinnamaldehyde – hợp chất gây phản ứng dị ứng khi bạn hấp thu với liều lượng lớn. Việc tiêu thụ cây quế với lượng nhỏ dường như không gây ra loại phản ứng này bởi vì nước bọt sẽ giúp bạn ngăn ngừa các chất hóa học tiếp xúc với khoang miệng trong khoảng thời gian dài.

Lưu ý khi lựa chọn bột quế

Trước tiên cần dùng quế tốt, đúng chất lượng, không mối mọt, không để lâu, bảo quản đúng cách. Quế dùng uống trực tiếp hoặc chế biến thực phẩm phải được bọc túi nilon bảo quản trong hộp kín, còn mùi thơm, vị cay và tinh dầu. Vào mùa đông có thể thêm quế vào chế độ ăn uống để giúp tăng nhiệt độ cơ thể, chống lạnh, tăng trí nhớ nhưng chỉ nên rắc một chút đầu thìa cà phê lấy hương vị. Không nên dùng quá 5g quế một ngày.

Tài liệu tham khảo:

https://www.healthline.com/nutrition/honey-and-cinnamon#section1

https://www.medicalnewstoday.com/articles/318386.php

Exit mobile version