Site icon Medplus.vn

Củ gừng và những tác dụng tuyệt vời chưa ai biết đến

Nguyên liệu của món ăn góp phần tạo nên linh hồn của món ăn cũng như mang đến những giá trị dinh dưỡng cụ thể cho món ăn đó. Giá trị dinh dưỡng và tác dụng tuyệt vời của củ gừng là gì? Nên lưu ý những gì khi sử dụng củ gừng? Hãy cùng MedPlus tìm hiểu thông tin về củ gừng nhé!

Thông tin chung về củ gừng

Củ gừng là gì?

Củ gừng không có hình dạng nhất định, phân nhánh, dài 3-7cm, dày chừng 1cm. Mặt ngoài có màu vàng nhạt hoặc màu trắng tro, có đốt tròn và vết nhăn dọc. Vết bẻ có màu trắng tro hoặc ngả vàng, có bột, vân tròn rõ. Mặt cắt ngang có sợi thưa và nhiều chấm sáng.

 

củ gừng

Thông tin dinh dưỡng trong gừng

Gừng có chứa 2-3% tinh dầu, 5% chất nhựa dầu, 3,7% chất béo, tinh bột và các chất cay như zingeron, zingerola và shogaola.

Trong tinh dầu có thành phần chủ yếu là các hợp chất hydrocarbon sesquiterpenic: ampha curcumenen 17%, beta zingiberen 35%, beta farnesen 10% và một lượng nhỏ hợp chất alchol monoterpenic như geraniol, linalool, borneol. Ngoài ra còn có ampha camphen, beta pheladren, eucalyptol và các gingerol. Nhựa dầu có 20-25% tinh dầu và 20-30% các chất cay.

Theo đông y, gừng có vị cay, tính ôn, có tác dụng tiêu đờm, giải cảm, chữa ho, chân tay lạnh và kích thích tiêu hóa.

Tác dụng của củ gừng đối với sức khỏe

Gừng ngăn ngừa Ung thư

Gừng còn được biết đến với công dụng chống ung thư. Do vậy bạn nên bổ sung gừng vào chế độ ăn hàng ngày của mình dưới dạng viên nang hay trà gừng hoặc sử dụng như một loại gia vị trong nấu nướng.

Chống viêm

Gừng còn có tác dụng chống viêm. Thực tế, nhiều loại thuốc chống viêm thường gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Trong khi đó, ăn gừng lại có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa loét hiệu quả.

Giảm đau đầu nhờ gừng

Nhai một miếng gừng tươi khoảng 30 phút được cho giúp giảm chứng đau đầu và đau nửa đầu.

Giảm cholesterol nhờ gừng

Gừng có tác dụng giảm lượng cholesterol. Một nghiên cứu gần đây cho thấy bệnh nhân sử dụng gừng thường xuyên trong một thời gian có thể giảm rõ rệt nồng độ cholesterol.

Tăng cường chức năng đường tiêu hóa

Thống kê cho thấy, những người uống nước gừng vào buổi sáng khi đói thường ít bị khó tiêu và táo bón. Nguyên nhân là gừng chứa lượng chất xơ, chất dinh dưỡng có tác động tích cực đến nhu động ruột.Bên cạnh đó, gừng có giúp kiểm soát axit dạ dày quá mức và đào thải các loại khí tích tụ trong ruột.

Gừng giảm tình trạng rụng tóc hiệu quả

Nếu bạn bị rụng tóc quá nhiều khiến mái tóc xơ xác, mỏng tang hãy áp dụng cách lấy một vài lát gừng tươi chà sát lên da đầu của bạn sau đó ủ tóc 10-15 phút rồi gội sạch. Bạn phải thực hiện việc làm này thường xuyên trước khi gội đầu sẽ giúp tóc chắc khỏe hơn, làm giảm tình trạng rụng tóc cực kỳ hiệu quả.

Chữa gàu, giảm bã nhờn trên đầu nhờ gừng

Bạn có thể xay gừng ra lấy nước sau đó xoa bóp lên tóc và da dầu đều đặn 2 lần/ ngày. Trong củ gừng có những chất có đặc tính kháng khuẩn nên làm giảm sản xuất bã nhờn trên da đầu, giảm gàu trên tóc rất hiệu quả.

Trị mụn trứng cá, chữa lành những vết xước trên da đầu

Vì có chứa chất chống viêm nên nước gừng sẽ chữa lành mụn trứng cá, viêm da đầu hoặc những vết xước trên đầu do bạn gãi đầu quá mạnh gây ra.

Những món ngon từ củ gừng

Canh rau ngót nấu gừng

Rau ngót và gừng kết hợp trở thành món canh ấm bụng, vừa có tác dụng hỗ trợ giảm cân lại giúp giải quyết nhiều vấn đề như phòng chống béo phì, lợi sữa, bổ sung vitamin C….

Nấu canh rau ngót rất đơn giản chỉ cần cho một chút thịt bằm vào nồi nấu nước sôi, cho thêm vài lát gừng và rau ngót vào để nấu. Nêm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.

rau ngót nấu gừng

Mực hấp gừng thơm ngon

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Mực tươi: 500 gram
Hành lá, thì là, sả
Muối, đường, mì chính, hạt nêm
Tỏi, ớt, hành tím
Nước hàng, bột đao

Các bước thực hiện

Bước 1: Mực sau khi mua về, bạn làm sạch, bỏ phần đầu, giữ lại phần thân và râu. Phần râu bỏ miệng và họng. Phần thân tách làm đôi theo chiều dọc rồi vệ sinh sạch sẽ phần xơ bên trong.

Bước 2: Dùng dao khía mực cẩn thận, không để mực đứt rời ra. Sau đó, cắt làm 2 hoặc 3, tùy theo kích thước mực.

Bước 3: Gừng tươi gọt vỏ, rửa sạch, thái chỉ. Ớt sừng rửa sạch, xẻ dọc, bỏ hạt rồi cũng thái chỉ. Hành lá, thì là rửa sạch, cắt khúc. Sả rửa sạch, thái lát.

Bước 4: Cho 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê muối và 1 muỗng cà phê hạt nêm vào mực rồi trộn đều. Sau đó, cho thêm một ít sả, hành lá, thì là cùng gừng tươi, ớt sừng thái sợi vào ướp.

Bước 5: Chuẩn bị một nồi hấp. Sau khi ướp mực được khoảng được 15 – 20 phút, gia vị đã thấm đều thì bạn đem hấp chín.

Bước 6: Sau khoảng 5 – 7 phút thì mực chín, bạn cho nốt phần hành lá, thì lá cắt khúc vào rồi đậy kín nắp. Sau khoảng 30 giây thì dọn ra dĩa và trang trí tùy thích.

Bước 7: Hành tím bóc sạch lớp vỏ khô bên ngoài, rửa sạch rồi băm nhỏ. Phần sả còn lại bạn cũng đem băm nhỏ.

Bước 8: Chuẩn bị một chảo nhỏ, bắc lên bếp làm nóng rồi đổ một ít dầu vào đun sôi. Sau đó, cho phần hành tím và sả đã băm nhỏ vào phi thơm.

Bước 9: Cho khoảng 10ml nước lọc, 1 muỗng canh dầu hào, một thìa cà phê hạt nêm, chút xíu mì chính, đường, muối vào hỗn hợp ở chảo nhỏ.

Bước 10: Khuấy đều cho các gia vị tan hết. Sau đó đun khoảng chừng 5 – 10 phút với lửa nhỏ cho đến khi sả và hành tím tiết ra dầu thơm.

Bước 11: Cho 1 chút xíu nước hàng vào để tạo màu đẹp mắt cho hỗn hợp nước xốt chấm. Sau đó, cho ½ muỗng bột đao vào để tiếp tục tạo độ sệt cho nước xốt rồi tắt bếp.

Bước 12: Nước xốt sau khi hoàn thành, bạn có thể rưới lên mực hoặc cho ra chén để chấm rồi thưởng thức.

mực hấp gừng

Lưu ý khi sử dụng gừng

Dùng tốt nhất vào buổi sáng và buổi trưa

Trong dân gian Trung Quốc thường truyền nhau câu: “Sáng sớm ăn gừng, tốt hơn cả nước sâm; buổi tối ăn gừng, ngang với ăn thạch tín”. Câu nói này cũng đủ nói lên tác hại của việc ăn quá nhiều gừng vào buổi tối.

Nguyên nhân là do vào buổi sáng, khí trong dạ dày nhiều, ăn một chút gừng sẽ giúp dương khí bốc lên, thúc đẩy tuần hoàn máu, kích thích tiết dịch dạ dày, thúc đẩy tiêu hóa.

Ngược lại, đến lúc nửa đêm, âm khí thịnh phát, dương khí co lại, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và sự trao đổi chất trong cơ thể.

Không ăn nhiều gừng

Mặc dù gừng rất tốt nhưng nó thuộc tính nhiệt nên ăn nhiều có thể gây khô miệng, khát nước, phát nhiệt trong người.

Không phải ai cũng ăn được gừng

Những người thường xuyên mất ngủ, khô cổ họng, táo bón hoặc bị áp xe phổi, bệnh lao, loét dạ dày, viêm túi mật, tiểu đường, đang mọc mụn, mắc các bệnh về gan, bệnh trĩ đều không nên ăn gừng.

Sốt cao không ăn gừng

Uống nước gừng có thể giảm bớt tình trạng cảm lạnh, thế nhưng nếu sốt cao mà cho uống nước gừng sẽ gây ra họa. Bởi gừng có tính nhiệt, sẽ khiến thân nhiệt của người bệnh cao lên, gây tổn thương các mạch máu, thậm chí xuất huyết.

Không ăn gừng bị dập

Gừng tươi đã bị dập dễ sinh ra một loại chất độc cực mạnh là safrol. Chất này có thể làm biến tính, hoại tử tế bào gan, từ đó dẫn đến bệnh ung thư gan.

Những người mắc bệnh sau đây không nên ăn gừng

Viêm loét dạ dày, tá tràng: Gừng trước hết sẽ tác động đến niêm mạc dạ dày, nếu như niêm mạc bị kích ứng, bị ăn mòn hoặc có vết loét nếu dùng gừng sẽ làm kích thích thêm quá trình này.

Đang bị khối u: Khi có các khối u trong tuyến tiêu hóa cũng chống chỉ định với dùng gừng, bởi gừng sẽ kích thích sự tiến triển những khối u này.

Viêm hoặc bị loét ruột: Cũng giống như ở dạ dày, niêm mạc ruột có thể sẽ bị kích ứng, viêm hoặc bị loét. Nếu dùng gừng sẽ kích thích thành ruột và hình thành vết loét.

Bệnh gan: Với bệnh nhân bị bệnh gan (cấp tính, mãn tính, xơ gan, viêm gan) không nên dùng gừng vì nó kích thích các hoạt động bài tiết của tế bào gan và rất có hại khi các tế bào này trong trạng thái bị kích thích và đôi khi dẫn đến hoại tử.

Sỏi mật: Khi bị sỏi mật, nếu dùng gừng thì sỏi sẽ đi qua ống dẫn mật, sau đó bị mắc kẹt, thậm chí có thể cần phải can thiệp bằng phẫu thuật.

Trĩ, xuất huyết: Khi bị chảy máu thường xuyên, bất kỳ bị chảy máu ở chỗ nào (xuất huyết tử cung, chảy máu mũi thường xuyên) cũng chống chỉ định dùng gừng bởi sẽ làm tăng tình trạng chảy máu.

Huyết áp cao, bệnh tim: Nếu bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim hoặc đã có tiền sử đột quỵ và nhồi máu, thiếu máu không nên dùng gừng.

Mang thai: Theo truyền thống thì gừng thường được dùng trong nửa đầu thai kỳ để làm giảm các triệu chứng ngộ độc như buồn nôn hoặc tiết nước bọt. Còn trong nửa cuối thai kỳ nên sử dụng gừng một cách thận trọng vì nó có thể tác động làm tăng huyết áp là điều rất nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai. Trong thời kỳ cho con bú cũng nên cẩn trọng nếu dùng gừng vì nó được bài tiết vào sữa mẹ và có thể gây mất ngủ với trẻ em.

Khi thân nhiệt cao: Không nên dùng gừng vì nó có thể làm tăng thêm nhiệt độ cơ thể. Tuy nhiên, nếu bị nhiễm virus cúm mà không bị sốt hoặc sốt nhẹ vẫn có thể dùng gừng. Còn khi đã sốt cao với những tổn thương mạch máu và có xu hướng sốt xuất huyết thì không được dùng gừng.

Các bệnh viêm da và bệnh ngoài da: Gừng có thể gây kích ứng nghiêm trọng nếu bị các bệnh về da cũng như làm trầm trọng hơn bệnh mãn tính về da.

Dị ứng: Khi bị dị ứng toàn phần hoặc từng phần cũng chống chỉ định dùng gừng.

Sự tương tác thuốc: Gừng có thể phù hợp và tương tác với một số loại thuốc. Tuy nhiên có một số trường hợp ngoại lệ nên khi đã uống thuốc nếu muốn dùng gừng nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Tốt nhất là không nên kết hợp gừng với các loại thuốc giảm huyết áp, thuốc kích thích hoạt động của cơ tim và chống loạn nhịp tim. Những loại thuốc này có thể tăng hoạt tính khi có sự góp mặt của gừng, bởi đó thường là những loại thuốc tác dụng mạnh và nó có thể gây quá liều. Gừng cũng gây nguy hiểm đối với các loại thuốc hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường.

 Lưu ý khi lựa chọn củ gừng

 Để chọn được một củ gừng tươi ngon, đảm bảo chất lượng, các bạn cần chọn những củ có bề mặt trơn, cứng, lớp vỏ mỏng và có ít nếp nhăn.

Bên cạnh đó, kích thước của củ gừng không được quá lớn và phần nhánh con chỉ chiếm số lượng ít. Khi dùng tay bẻ một nhánh gừng ra, gừng ta “xịn” sẽ có màu vàng tươi, mùi thơm đậm và nhiều xơ, đặc biệt khi quan sát kỹ sẽ thấy đường vân tròn.

Nguồn tham khảo:

https://danang.huongnghiepaau.com/dao-tao/nau-an/cong-thuc/cach-lam-muc-hap-hanh

https://www.healthline.com/nutrition/11-proven-benefits-of-ginger

 

Exit mobile version