Site icon Medplus.vn

Cải cầu vồng và những lợi ích đối với sức khỏe

Cải cầu vồng và những lợi ích đối với sức khỏe

Mặc dù cải xoăn thường được coi là vua của rau xanh, nhưng cải cầu vồng gần đây trở nên nổi tiếng không kém với nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Bài viết này cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích về giá trị dinh dưỡng cũng như tác dụng đối với sức khỏe mà loại rau bổ dưỡng này mang lại.

Nguồn gốc và dinh dưỡng.

Cải cầu vồng (Swiss chard) là một loại rau xanh thuộc họ Chenopodioideae. Chúng phổ biến trên toàn thế giới và  được đánh giá cao về khả năng phát triển trong đất nghèo dinh dưỡng cũng như nhu cầu nước và ánh sáng thấp.

Cải cầu vồng cung cấp rất nhiều vitamin, khoáng chất và các hợp chất thực vật có đặc tính chống oxi hóa mạnh. Chỉ cần một khẩu phần 175 gram cung cấp các thành phần dinh dưỡng sau.

Như bạn có thể thấy, một lượng rau cải cầu vồng nấu chín đã đáp ứng đủ lượng nhu cầu vitamin A và K khuyến nghị hằng ngày. Hơn nữa, chúng cũng là một nguồn canxi, magiê, đồng, kẽm, natri, phốt pho và vitamin E tốt. Đây cũng là một loại thực phẩm giàu chất xơ, ít calo rất thích hợp cho chế độ ăn kiêng giảm cân.

Lợi ích đối với sức khỏe.

1. Giàu chất chống oxi hóa.

Cải cầu vồng cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do. Tình trạng mật độ các gốc tự do tích tụ quá cao có thể gây ra oxidative stress liên quan đến một số bệnh mãn tính như: bệnh tim, tiểu đường, một số loại ung thư.

Nhiều chất chống oxy hóa có trong cải cầu vồng bao gồm polyphenol, vitamin C, vitamin E và các sắc tố thực vật caroten, như beta-carotene. Những chất dinh dưỡng này giúp bảo vệ các tế bào khỏi tổn thương từ gốc tự do.

Một chế độ ăn uống giàu chất chống oxy hóa đã được chứng minh là làm giảm khả năng phát triển một số bệnh mãn tính. Ví dụ, trong tổng quan 18 nghiên cứu, những người có lượng beta-carotene hấp thụ cao nhất có nguy cơ mắc ung thư phổi thấp hơn đáng kể so với nhóm đối chứng.

Cải cầu vồng cũng chứa một số chất chống oxy hóa flavonoid, bao gồm quercetin, kaempferol, rutin và vitexin. Kaempferol là một hợp chất chống viêm mạnh mẽ và có cả đặc tính chống ung thư. Ví dụ, một nghiên cứu ống nghiệm cho thấy kaempferol tấn công các tế bào ung thư tuyến tụy bằng cách ức chế sự phát triển và tiêu diệt tế bào ung thư. Nghiên cứu cho thấy Vitexin (một loại flavonoid khác có trong cải cầu vồng) có thể giúp chống lại bệnh tim bằng cách hạ huyết áp, giảm viêm và ức chế đông máu.

2. Giàu chất xơ.

Chất xơ là chất dinh dưỡng đóng nhiều vai trò chức năng quan trọng trong cơ thể bạn. Chúng nuôi dưỡng vi khuẩn đường ruột có lợi, thúc đẩy nhu động ruột đều đặn, giúp duy trì mức cholesterol ổn định và làm chậm quá trình tiêu hóa, ổn định lượng đường trong máu.

Với một khẩu phần 175 gram củ cải Thụy Sĩ nấu chín cung cấp khoảng 4 gram chất xơ – 15% RDI (lượng dinh dưỡng khuyến nghị hằng ngày). Các tổ chức y tế như Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ và Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyến cáo rằng người trưởng thành nên tiêu thụ ít nhất 25 – 30 gram chất xơ mỗi ngày.

Chế độ ăn nhiều chất xơ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Những người ăn kiêng thường có tỷ lệ ung thư ruột kết, ung thư dạ dày và bệnh tim thấp hơn. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người theo chế độ ăn nhiều chất xơ có trọng lượng cơ thể thấp hơn đáng kể so với những người ăn ít chất xơ

2. Nguồn vitamin K tuyệt vời

Vitamin K là một nhóm các hợp chất hòa tan trong chất béo bao gồm vitamin K1 (phylloquinone) và vitamin K2 (menaquinone). Vitamin K1, phần lớn được tìm thấy trong các nguồn thực vật, chúng cũng có nhiều trong cải cầu vồng. Chỉ với khẩu phần 175 gram cải cầu vồng nấu chín cung cấp 716% lượng vitamin K khuyến nghị hằng ngày.

Vitamin K tham gia vào nhiều quá trình quan trọng trong cơ thể bạn. Chúng cần thiết cho quá trình đông máu và các chức năng tế bào khác nhau. Vitamin K cũng cần thiết cho sức khỏe của xương, giúp hình thành Osteocalcin – một loại protein liên quan đến sự hình thành và duy trì xương.

Không bổ sung đầy đủ có thể tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương. Mặt khác, những người tiêu thụ chế độ ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin K có mật độ khoáng xương cao hơn và tỷ lệ loãng xương thấp hơn.

3. Tốt cho sức khỏe tim mạch.

Tiêu thụ một chế độ ăn nhiều loại rau sạch và trái cây đã được chứng minh là làm giảm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim, chẳng hạn như viêm, cholesterol cao và huyết áp cao.

Cải cầu vồng là một nguồn tuyệt vời của kali, canxi,magiê và các khoáng chất thiết yếu giúp duy trì huyết áp khỏe mạnh. Chất xơ có trong cải cầu vồng có thể làm giảm mức cholesterol bằng cách giảm sản xuất cholesterol của gan và giúp cơ thể bài tiết thêm trước khi nó được hấp thụ vào máu.

Một nghiên cứu trên hơn 173.000 người đã cho thấy rằng, tăng lượng rau xanh trong chế độ ăn uống mỗi ngày làm giảm 11% nguy cơ mắc bệnh tim.

Tốt cho sức khỏe tim mạch.

4. Giảm kháng insulin và hạ đường huyết.

Các dưỡng chất trong cải cầu vồng có tác dụng giảm lượng đường trong máu, hoặc glucose.

Chất xơ giúp duy trì lượng glucose khỏe mạnh trong máu. Thực phẩm giàu chất xơ làm chậm quá trình tiêu hóa,  giảm tốc độ đường được hấp thụ vào máu, ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng cao và ổn định lượng glucose. Chúng cũng giúp giảm kháng insulin, tình trạng tế bào ngừng đáp ứng với insulin.

Kháng insulin có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim và béo phì cao hơn. Tiêu thụ nhiều rau quả giàu chất xơ như cải cầu vồng có thể cải thiện các triệu chứng ở những người mắc bệnh tiểu đường và kháng insulin.

Thêm vào đó, cải cầu vồng có nhiều chất chống oxy hóa, chẳng hạn như axit alpha-lipoic (ALA). ALA được chứng minh là làm giảm kháng insulin và cải thiện các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường, bao gồm cả tổn thương thần kinh.

Tóm lại:

Cải cầu vồng là một loại rau xanh giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa ấn tượng. Chúng cũng dễ chế biến, có giá thành tương đối rất thích hợp để bổ sung vào chế độ ăn uống hằng ngày. Cải cầu vồng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời như giảm nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính, giúp thúc đẩy giảm cân, duy trì lượng đường trong máu và bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/nutrition/swiss-chard#bottom-line

Exit mobile version