Site icon Medplus.vn

Cây cơm cháy: lợi ích sức khỏe và những tác dụng phụ đáng chú ý.

Cây cơm cháy và lợi ích sức khỏe.

Cây cơm cháy và lợi ích sức khỏe.

Cây cơm cháy là một trong những cây thuốc được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Từ xa xưa, người Mỹ bản địa sử dụng nó để điều trị nhiễm trùng, trong khi người Ai Cập cổ đại sử dụng nó để cải thiện làn da và chữa lành vết bỏng. Ngày nay, chúng vẫn được sử dụng trong y học dân gian ở nhiều vùng châu Âu.

Cây cơm cháy thường được dùng như một chất bổ sung để điều trị các triệu chứng cảm lạnh và cúm. Tuy nhiên, các quả mọng, vỏ và lá thô của cây cũng được biết là có thể gây độc và các vấn đề về dạ dày.

Bài viết này xem xét kỹ hơn về bằng chứng khoa học về lợi ích sức khỏe cũng như những nguy hiểm liên quan đến cây cơm cháy.

Hàm lượng dinh dưỡng cao.

Quả của cây cơm cháy là một loại thực phẩm ít calo và giàu chất chống oxy hóa. 100 gram quả mọng tươi chứa 73 calo, 18,4 gram carbs và ít hơn 1 gram chất bé, protein.

Thành phần dinh dưỡng chính xác của cây cơm cháy phụ thuộc vào độ chín của quả và điều kiện môi trường và khí hậu.

Lợi ích đối với sức khỏe.

1. Cải thiện triệu chứng cảm lạnh và cúm

Chiết xuất cây cơm cháy đã được chứng minh là làm giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian mắc bệnh cúm.

Một nghiên cứu trên 64 người cho thấy dùng viên ngậm chứa 175mg chiết xuất cây cơm cháy trong hai ngày giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng cúm, bao gồm sốt, nhức đầu, đau cơ và nghẹt mũi, chỉ sau 24 giờ. Một nghiên cứu khác trên 312 người dùng viên nang chứa 300 mg chiết xuất ba lần mỗi ngày trải qua thời gian bị bệnh ngắn hơn và các triệu chứng ít nghiêm trọng hơn.

Lưu ý rằng phần lớn các nghiên cứu chỉ được thực hiện trên các sản phẩm thương mại và có rất ít thông tin về sự an toàn hoặc hiệu quả của các phương pháp tự điều chế tại nhà.

Cải thiện triệu chứng cảm lạnh và cúm

2. Giàu chất chống oxi hóa.

Chất chống oxy hóa là thành phần tự nhiên của thực phẩm, bao gồm một số vitamin, axit phenolic và flavonoid, có khả năng chống lại các gốc tự do gây hại. Chế độ ăn nhiều chất chống oxy hóa có thể giúp ngăn ngừa bệnh mãn tính như ung thư, bệnh tim.

Hoa, quả và lá của cây cơm cháy là nguồn chất chống oxy hóa tuyệt vời. Ví dụ, anthocyanin được tìm thấy trong quả mọng có khả năng chống oxy hóa gấp 3,5 lần vitamin E.

Ngoài ra, một nghiên cứu cho thấy tình trạng chống oxy hóa được cải thiện ở người một giờ sau khi uống 400 ml nước ép từ quả cây cơm cháy. Một nghiên cứu khác trên chuột cho thấy chiết xuất cũng giúp giảm viêm và tổn thương mô do oxy hóa.

Trong khi cây cơm cháy đã cho thấy kết quả đầy hứa hẹn trong phòng thí nghiệm, các nghiên cứu trên người và động vật vẫn còn hạn chế. Nói chung, tiêu thụ chúng trong chế độ ăn uống chỉ có ảnh hưởng nhỏ đến tình trạng chống oxy hóa.

3. Tốt cho sức khỏe tim mạch.

Cây cơm cháy có thể có tác dụng tích cực đối với một số yếu tố nguy cơ của sức khỏe tim và mạch máu. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nước ép từ quả cây cơm cháy có thể làm giảm lượng chất béo trong máu và giảm cholesterol. Ngoài ra, chế độ ăn nhiều flavonoid như anthocyanin có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Các nghiên cứu sâu hơn cho thấy chuột được nuôi bằng thực phẩm có chứa polyphenol chiết xuất từ ​​cơm cháy có huyết áp ổn định và ít bị tổn thương nội tạng do huyết áp cao. Hơn nữa, cây cơm cháy có thể làm giảm nồng độ axit uric trong máu. Axit uric tăng có liên quan đến tăng huyết áp và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của tim.

Bệnh tiểu đường loại 2 là một yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim và mạch máu, kiểm soát lượng đường trong máu rất quan trọng trong việc ngăn ngừa các tình trạng này. Chiết xuất từ cây cơm cháy cũng làm tăng tiết insulin và cải thiện lượng đường trong máu.  Một nghiên cứu cho thấy hoa của cây cơm cháy ức chế enzyme α -glucosidase, có thể giúp giảm lượng đường trong máu.

Tác dụng phụ.

Mặc dù có một số lợi ích tiềm năng đầy hứa hẹn, nhưng cây cơm cháy cũng có một số tác dụng phụ nguy hiểm.

Vỏ cây, quả chưa chín và hạt chứa một lượng nhỏ các chất thảo dược gây ra các vấn đề về dạ dày khi tiêu thụ quá nhiều. Ngoài ra, chúng có chứa các chất gọi là glycoside cyanogen, có thể giải phóng xyanua trong một số trường hợp. Đây là một chất độc cũng được tìm thấy trong hạt mơ và hạnh nhân.

Cây cơm cháy không được khuyến cáo cho trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi hoặc phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.

Xem thêm tại:

https://www.healthline.com/nutrition/elderberry#risks-and-side-effects

Exit mobile version