Site icon Medplus.vn

Củ nghệ tác dụng tuyệt vời đến sức khỏe của bạn như thế nào?

Nguyên liệu của món ăn góp phần tạo nên linh hồn của món ăn cũng như mang đến những giá trị dinh dưỡng cụ thể cho món ăn đó. Giá trị dinh dưỡng và tác dụng tuyệt vời của củ nghệ là gì? Nên lưu ý những gì khi sử dụng củ nghệ ? Hãy cùng MedPlus tìm hiểu thông tin về củ nghệ nhé

Thông tin chung về nghệ

Nghệ là gì?

Nghệ hay nghệ nhà, nghệ trồng, khương hoàng là cây thân thảo lâu năm thuộc họ Gừng, có củ dưới mặt đất. Nó có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Tamil Nadu, phía đông nam Ấn Độ, và cần nhiệt độ từ 20 độ C đến 30 độ C và một lượng mưa hàng năm đáng kể để phát triển mạnh.

củ nghệ

Phân loại các loại nghệ

Nghệ đỏ hay còn gọi là nghệ nếp hay nghệ răm. Nghệ đỏ có màu đỏ cam, củ nhỏ, có thời gian sinh trưởng và phát triển lâu. Nghệ đỏ có năng suất thấp nhưng trong thành phần của nó có chứa hàm lượng Curcumin cao (gấp khoảng 4 lần các loại nghệ khác).

Nghệ vàng hay còn gọi là khương hoàng. Nghệ vàng có màu vàng cam, nhạt hơn so với nghệ đỏ. Nghệ vàng có củ to, thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao. Nhưng hàm lượng Curcumin trong nghệ vàng thấp hơn so với tinh bột nghệ đỏ.

Thông tin dinh dưỡng trong nghệ

Nghệ rất giàu kali, phốt pho, magiê và canxi. Trong nghệ có chứa hàm lượng sắt vừa phải và một lượng nhỏ natri, kẽm, mangan và selen.

Vitamin có trong nghệ

Nghệ có chứa một lượng nhỏ vitamin C, B6, choline và betaine. Còn có vitamin K, niacin và folate.

Hàm lượng calo trong nghệ

Trong 100g bột nghệ có 354 calo. Trong đó có 83 calo là từ chất béo.

Tác dụng của nghệ đối với sức khoẻ

Nghệ có tác dụng giúp giảm cân, chống béo phì

Nghệ giúp cải thiện quá trình trao đổi chất, có khả năng đốt cháy lượng mỡ thừa hiệu quả.. Ngoài ra, nghệ còn có tác dụng làm giảm cholesterol thừa trong máu, duy trì lượng cholesterol thích hợp trong cơ thể. Nghệ rất hữu ích trong việc duy trì mức cân nặng hợp lý. Trong củ nghệ có chứa một thành phần chất giúp làm tăng dòng chảy của mật, tham gia quá trình phân hủy chất béo từ chế độ ăn uống của bạn. Đối với những người muốn giảm cân hay điều trị chứng béo phì hay các bệnh liên quan khác có thể thêm một muỗng cà phê bột nghệ vào trong mỗi bữa ăn của mình sẽ rất có hiệu quả.

Tác dụng của nghệ trong ức chế tế bào ung thư

Hoạt chất curcumin trong củ nghệ tươi có tác dụng ức chế sự phát triển một số loại tế bào ưng thư như tế bào ung thư buồng trứng, ung thư vú,… các chuyên gia sức khỏe đang tiến hành các thử nghiệm đưa ra chứng minh tác dụng của nghệ trong việc điều trị bệnh ung thư ruột. Vì vậy, bạn nên thường xuyên sử dụng nghệ trong các bữa ăn vì chúng có thể thể giảm được nguy cơ ung thư ruột.

Hỗ trợ chữa bệnh viêm khớp

Nghệ cũng có tác dụng đối với trường hợp viêm khớp bởi có nhiều bằng chứng lâm sàng cho thấy Curcumin có tác dụng giảm triệu chứng sưng đau cứng khớp hiệu quả và ức chế một trong các nguyên nhân gây phá hủy sụn khớp.

Tác dụng của nghệ trong hỗ trợ hệ tiêu hóa

Cây nghệ đặc biệt có tác dụng đối với hệ tiêu hóa. Nghiên cứu cho thấy, nghệ có thể kích thích tiêu hóa và giải phóng enzym tiêu hóa, các enzym này phá vỡ liên kết cacbonhydrat và các chất béo.

Tác dụng của nghệ trong đề phòng bệnh tim của nghệ

Curcumin là chất chống oxy hóa, chất chống viêm rất hiệu quả, có thể giúp cho chúng ta đề phòng được bệnh tim, cũng như giảm nguy cơ các cơn đau tim xảy ra cho những người sau phẫu thuật.

Curcumin có chứa trong nghệ

Tăng sức đề kháng

Chất lipopolysaccharide có chứa trong nghệ có khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Các chất kháng khuẩn, chống lại virus và kháng nấm có trong nghệ cũng giúp củng cố hệ thống miễn dịch.

Ngăn ngừa bệnh gan

Nghệ là một loại giải độc gan tự nhiên. Gan thải độc máu thông qua việc sản xuất các enzym và nghệ có khả năng làm thúc đẩy sản xuất các enzym thiết yếu. Các enzym được sản xuất ra sẽ làm giảm và tiêu hủy độc tố trong cơ thể. Củ nghệ cũng được cho là sản phẩm thiên nhiên tuyệt vời trong việc tăng cường lưu thông máu. Đây đều là những yếu tố góp phần hỗ trợ cho hoạt động của cơ quan gan trong cơ thể bạn.

Những món ngon từ nghệ

Bún nghệ cá lóc

Với nước dùng thơm đậm đà cùng thịt cá lóc săn, thấm gia vị bổ dưỡng đã tạo nên món bún nghệ cá lóc nóng hổi ngon tuyệt. Đây là món ăn tuy dân dã nhưng rất tốt cho sức khỏe, lại chẳng kém phần ngon miệng. Hơn nữa, bún nghệ cá lóc có thể dùng nóng hay nguội đều được nhưng mình nghĩ món nước thường ăn nóng sẽ ngon hơn đấy! Món này dùng làm bữa sáng thì tuyệt vời lắm nhỉ?

Nguyên liệu làm Bún nghệ cá lóc

Hướng dẫn làm Bún nghệ cá lóc

– Ớt trái băm nhỏ. Để lại 2-3 cây sả, còn lại đập dập và băm nhỏ. Hành lá rửa sạch, cắt nhỏ. Hành tím dùng 1/2 cắt lát mỏng, còn lại băm nhỏ.

– Cá lóc làm sạch với muối cho hết nhớt, rửa lại bằng nước rồi đem luộc chín. Để nguội cá rồi gỡ thịt cá thành những miếng vừa ăn và bỏ xương. Giữ lại nước luộc.

– Phi thơm 1/2 lượng sả và hành tím băm với dầu ăn. Cho vào bột nghệ. Trút phần thịt cá vào chảo, nêm nếm nước mắm, muối, bột ngọt. Thêm 1/4 chén nước lọc vào và đun nhỏ lửa cho thịt cá thấm gia vị rồi tắt bếp.

– Tiếp tục phi thơm phần hành tím và sả băm còn lại với dầu ăn, cho vào bột nghệ, ớt băm và nước lọc để làm nước màu.

– Nước luộc cá lọc qua rây để loại bỏ xương, vảy cá còn sót lại khi luộc. Cho lại nước luộc cá vào nồi sao cho nước trong nồi khoảng 1.5 lít. Cho sả cây đập dập cùng hành tím cắt mỏng vào. Trút phần nước màu nghệ vào nồi.

– Nêm muối, bột ngọt, nước mắm vào, đun sôi rồi tắt bếp. Cho bún tươi vào tô, xếp cá lên mặt. Rưới nước dùng vào, thêm hành lá cùng rau sống, giá đỗ tùy thích và ăn khi nóng nha.

Lưu ý khi sử dụng nghệ trong những trường hợp sau

Phụ nữ đang mang thai

Bột nghệ có công dụng tuyệt vời với các bà mẹ sau sinh. Tuy nhiên, việc dùng nghệ hoặc uống thuốc có thành phần chứa nghệ trong thai kỳ sẽ gây nguy hiểm. Trong suốt thời gian mang thai và cho con bú, nghệ có thể vẫn an toàn khi ăn một lượng vừa phải kết hợp với thức ăn. Nó có thể kích thích chu kỳ kinh nguyệt hay tử cung. Các chị em không được tự ý uống các phương thuốc làm từ nghệ nếu đang mang thai. Vì vậy, tốt nhất là các mẹ không nên sử dụng.

Trào ngược dạ dày

Nghệ củ có thể gây rối loạn tiêu hóa ở dạ dày một số người, dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày tồi tệ hơn. Bởi vậy bạn không nên dùng bột nghệ nếu thấy tình trạng xấu của trào ngược dạ dày.

Thiếu hụt sắt

Dùng quá nhiều bột nghệ có thể ngăn cản sự hấp thụ sắt vào cơ thể. Những người bị thiếu sắt cần để ý hơn đến liều lượng nghệ mình dùng.

Ăn nhiều nghệ gây nguy cơ

Đau bụng

Do có tính cay, dùng nghệ trong một thời gian dài có thể gây ra triệu chứng khó tiêu, đau bụng.

Gây chảy máu

Một số hợp chất trong nghệ nếu tiêu thụ vào cơ thể quá nhiều có thể làm chậm quá trình đông máu, vì vậy nó có thể dẫn đến chảy máu.

Kích thích tử cung

Nghệ được biết đến là một chất có thể gây kích thích tử cung, vì vậy có thể có lợi cho dòng chảy kinh nguyệt. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú cần phải cẩn thận khi dùng nghệ để tránh bất kì tác hại cho em bé.

Khó hấp thụ các chất dinh dưỡng

Bổ sung nghệ theo đường uống thường khó hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng có trong nghệ.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người tiêu thụ nghệ với liều lượng lớn có thể bị tiêu chảy, đổ mồ hôi, buồn nôn do nghệ  có tính cay và kích thích dạ dày.

Những lưu ý cần biết khi sử dụng nghệ

 

Nguồn tham khảo

https://www.healthline.com/nutrition/top-10-evidence-based-health-benefits-of-turmeric

https://www.cooky.vn/blog/hang-ngan-mon-ngon-tu-nghe-bo-duong-giup-cai-thien-he-tieu-hoa-4203

Exit mobile version