Site icon Medplus.vn

Dầu mè và tác dụng tuyệt vời đến sức khỏe bạn như thế nào?

Nguyên liệu của món ăn góp phần tạo nên linh hồn của món ăn cũng như mang đến những giá trị dinh dưỡng cụ thể cho món ăn đó. Giá trị dinh dưỡng và tác dụng tuyệt vời của dầu mè là gì? Nên lưu ý những gì khi sử dụng dầu mè ? Hãy cùng MedPlus tìm hiểu thông tin về dầu mè nhé!

Thông tin chung về dầu mè

Dầu mè là gì?

Dầu mè hay được còn gọi là dầu vừng, là một loại dầu thực, được coi là nữ hoàng trong các loại dầu bởi những lợi ích tuyệt vời của nó. Dầu mè có mùi thơm rất hấp dẫn và vị rất ngon.

Dầu mè là một loại dầu thực vật được chiết xuất từ hạt mè (vừng), có mùi hơi nồng, dùng để nấu ăn và làm gia vị trong ẩm thực. Hạt mè được trồng ở các nước nhiệt đới hoặc ôn đới ở châu Á, hạt mè tuy nhỏ nhưng chứa rất nhiều dầu.

Dầu mè thường được dùng làm gia vị trong ẩm thực Trung Hoa, Nhật Bản, Trung Đông, Triều Tiên, Đông Nam Á.

Dầu mè

Các loại dầu mè

Dựa vào màu sắc của mè, dầu mè được chia làm hai loại: dầu mè trắng và dầu mè đen. Dầu mè trắng được ép từ hạt mè trắng, là loại dầu rất tốt cho trẻ em và người già. Dầu mè đen ép từ hạt mè đen, có mùi thơm đặc trưng thường được dùng trong nhiều món ăn.

Dựa vào cách chế biến, dầu mè nguyên chất có 2 loại: Dầu mè sống và dầu mè chín

Thông tin dinh dưỡng trong dầu mè

Dầu mè khi chế biến không chỉ giúp bạn tăng hương vị cho món ăn thêm hấp dẫn, mà còn làm tăng giá trị dinh dưỡng khi nạp vào cơ thể. Đó là nhờ hàng loạt các dưỡng chất chứa trong nó như: calo, chất béo no không bão hòa, axit béo omega-3 và omega-6, canxi, vitamin E, B…

Mỗi muỗng canh dầu mè chứa khoảng 13,6g dầu vừng, tương đương gần 30g bột vừng (chứa 120calo; 13,60g chất béo; 0,19mg vitamin E; 1,8mcg vitamin K; 1,931g axit béo; tổng cộng, 5,399g axit béo omega 9; 5,616g axit béo omega 6; 0,014g axit béo omega 3; 118mg phytos-terol.

Tác dụng của  dầu mè đối với sức khỏe

Bảo vệ cơ thể

Dầu mè rất giàu các chất chống ôxy hóa, khiến các gốc tự do tích tụ trong cơ thể trở thành vô hại, không gây tổn thương đến các tế bào, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa lão hóa và sự tấn công của các virus, vi khuẩn…

Giảm cholesterol

Chất béo no không bão hòa (polyunsaturated) được tìm thấy trong dầu mè giúp đảm bảo các quá trình sinh hoá được diễn ra một cách bình thường, giúp cung cấp năng lượng và dinh dưỡng chất béo đầy đủ. Đồng thời, nó còn có vai trò giảm lượng cholesterol xấu trong máu, từ đó giảm thiểu nguy cơ về các bệnh tim mạch, huyết áp…

Giảm lượng đường huyết

Trong chế độ ăn của bệnh nhân đái tháo đường, các bác sĩ thường khuyên cần hạn chế sử dụng mỡ động vật mà nên dùng các loại dầu thực vật để thay thế như: dầu mè, dầu nành… vì có chứa các acid béo không no cần thiết cho cơ thể.

Điều chỉnh huyết áp

Ăn dầu mè không chỉ giảm được huyết áp mà còn hạn chế được lượng muối natri đưa vào cơ thể. Muối natri nhiều sẽ làm tăng việc giữ nước trong cơ thể, tăng áp suất thẩm thấu trong máu, tăng khối lượng tuần hoàn đồng thời làm co cơ trơn thành mạch, dẫn đến tăng huyết áp.

Chữa cảm lạnh

Theo một số nghiên cứu, dùng một chút hương dầu mè sẽ rất hiệu quả trong điều trị bệnh xoang và cảm lạnh. Kinh nghiệm dân gian cũng chỉ ra: khi bị cảm lạnh, lấy dầu mè xoa lên ngực để giảm lạnh ngực và rửa sạch dầu sau khoảng nửa giờ.

Làm đẹp da từ dầu mè

Nếu da bạn bị khô hay có vài nếp nhăn, hãy thử thoa một ít dầu mè. Vitamin E và vitamin B có trong dầu mè không chỉ giúp làm giảm những tổn hại cho da, mà còn mang đến một sức sống mới cho làn da. Dầu mè còn được sử dụng trong ngành mỹ phẩm, có mặt trong các sản phẩm như xà phòng, dầu gội đầu, sữa tắm… với tác dụng dưỡng da, dưỡng tóc.

Những món ngon từ dầu mè

Súp cua dầu mè

Súp cua đã trở thành món ăn vặt kinh điển của chúng mình, đặc biệt là trong thời tiết mưa lạnh hiện nay, súp cua nóng kèm trứng bắc thảo đậm đà chỉ nghĩ tới thôi đã thèm chết đi được! Công thức súp cua dưới đây khá nhanh gọn, giúp bạn có ngay 1 nồi súp đạt chuẩn về cả hương vị lẫn hình thức, làm thử ngay thôi nào!

Nguyên liệu:

– 200gr thịt cua

– 100gr thịt gà

– 300gr xương gà

– 2 quả trứng gà

– 3 quả trứng bắc thảo

– 2 củ hành tím

– 20gr nấm tuyết khô

– 20gr nấm đông cô khô

– 50gr hạt bắp

– Ngò, tiêu, xì dầu, dầu mè, ớt

– Gia vị: hạt nêm, nước mắm, muối

Bước 1:

– Cho xương gà vào nồi cùng 1 ít muối và 2 củ hành đập dập, đổ 1 lít nước vào, hầm khoảng 1 tiếng.

Bước 2:

– Vớt hết phần cái bỏ đi, lọc nước cho sạch cặn.

Bước 3:

– Ngâm nở nấm tuyết, nấm đông cô, cắt nhỏ.

Bước 4:

– Thịt gà luộc chín, xé sợi.

Bước 5:

– Bắc chảo, phi 1 ít hành, cho thịt cua vào xào săn.

Bước 6:

– Bắc nồi nước hầm gà lên, đợi sôi rồi thả các nguyên liệu gồm: thịt gà, thịt cua, nấm tuyết, nấm đông cô, hạt bắp vào. Nêm nếm gia vị cho vừa miệng.

Bước 7:

– Dùng đũa khuấy dòng nước xoáy tròn, rồi đổ từ từ trứng gà đã đánh tan vào và khuấy đều để trứng tạo được sợi vân đẹp

Bước 8:

– Hòa 3 muỗng canh bột năng với 1 ít nước rồi cho vào nồi súp, đun sôi lại và tắt bếp.

Cắt trứng bắc thảo thành miếng vừa ăn, cho vào súp. Cắt nhỏ ngò, rắc ngò và tiêu lên trên, cho thêm 1 muỗng cafe dầu mè.

súp cua dầu mè

Lưu ý khi sử dụng dầu mè

Món chiên

Khi chiên thức ăn, không nên dùng riêng dầu mè. Chỉ cho thêm một lượng ít vào chung với loại dầu khác (dầu phộng, dầu đậu nành).

Dầu mè sẽ bị mất chất khi chiên ở nhiệt độ cao (trên 180 độ C), nên cách này sẽ hạn chế sự thất thoát dinh dưỡng. Ngoài ra, chúng còn giúp cho thức ăn được giòn và thơm hơn.

Đậu hủ trứng chiên giòn

Nhào bột 

Trộn dầu mè vào bột trước, sau đó mới đem nhào, sẽ giúp tăng độ béo, thơm và giòn của bột. Nếu trộn vào khi đã nhào bột xong, sẽ giữ lại hương vị đặc trưng của mè. Cách này thường dùng cho loại bánh có nguyên liệu chính là mè.

bánh mì được làm từ bột bỏ dầu mè

Đồ nướng, chiên

Khi nướng, có thể thoa một lớp dầu mè lên bề mặt thực phẩm. Nếu nướng nhiệt độ quá cao, sẽ làm mất dinh dưỡng của dầu mè, nhưng có thể tăng độ hấp dẫn và hương thơm cho món nướng.

Thêm dầu mè vào đánh chung với trứng, sẽ giúp trứng chiên được mềm, xốp và vàng tươi hơn.

Đồ hầm, luộc

Thêm dầu mè khi làm món hầm giúp món ăn nhanh mềm và đậm đà hơn.

Thêm ít muối, dầu mè vào nước luộc giúp rau xanh hơn.

Tẩm ướp thực phẩm

Hầu như tất cả các thực phẩm khi ướp với dầu mè đều mềm, tươi và thơm hơn, đặc biệt là đồ tươi sống, thịt bò.

Ướp dầu mè với dậu phụ (đậu khuôn) giúp đậu mềm và giữ nguyên được hương vị.

Dầu mè dùng để ướp, xào, luộc với các thực phẩm giàu vitamin C như bông cải xanh giúp tăng cường tổng hợp collagen, có tác dụng làm đẹp da, duy trì vóc dáng phụ nữ.

Dầu mè được xào với thực phẩm chứa vitamin C

Ăn nhiều dầu mè có nguy cơ

Dầu mè thường chứa hàm lượng calo và chất béo cao, không nên dùng thường xuyên vì có thể làm bạn tăng cân, béo phì.

Lưu ý khi chọn dầu mè

Dầu mè ở nhiệt độ cao sản sinh ra các chất có hại
Khi chiên rán thực phẩm bạn không nên đun dầu nóng tới mức dầu bốc khói và có mùi khét. Làm như vậy sẽ phá huỷ thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm, làm sản sinh các chất gây hại cho sức khỏe. Do đó, nên sử dụng nhiệt độ vừa phải khi nấu nướng, chiên rán, để thực phẩm chín từ từ vào bên trong, màu sắc đẹp mắt và ngon miệng.

Không sử dụng dầu mè đun nấu lại nhiều lần 
Dầu mè khi tái sử dụng nhiều lần sẽ khiến các vitamin và một số chất dinh dưỡng trong dầu bị phá hủy, làm xuất hiện một số chất gây hại cho sức khỏe. Bên cạnh đó, dầu sử dụng lại còn có những cặn thực phẩm do quá trình đun nấu từ lần trước. Nếu thường xuyên sử dụng, sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Ngoài ra, dầu ăn sử dụng lại sẽ làm vị ngon vốn có của thực phẩm bị ảnh hưởng (do bị lẫn mùi của thực phẩm nấu trước đó), không hấp dẫn cả về vị giác và thị giác và đặc biệt là không an toàn cho sức khỏe.

Nguồn tham khảo

http://kenh14.vn/hoc-lom-bi-quyet-lam-mon-tu-cua-gioi-tre-sai-gon-suot-bao-doi-nay-20161019154821992.chn

https://www.healthline.com/nutrition/sesame-oil-benefits

https://www.healthline.com/nutrition/sesame-seeds

Exit mobile version