Site icon Medplus.vn

18 tác dụng tuyệt vời của hạt anh túc với sức khoẻ

Lợi ích của hạt anh túc

Lợi ích của hạt anh túc

Bạn đã bao giờ nghe đến hạt anh túc chưa? Đây là một loại hạt khá phổ biến trên thế giới bởi những lợi ích sức khoẻ của nó. Tác dụng của hạt anh túc bao gồm tăng cường năng lượng, cải thiện sức khoẻ não bổ, có lợi cho mắt, chữa mất ngủ và các tác dụng khác. Hãy cùng MedPlus tìm hiểu chi tiết hơn về hạt anh túc qua bài viết dưới đây nhé!

Hạt anh túc là gì?

Hạt anh túc là hạt có dầu thu được từ cây anh túc, một loại thực vật có hoa. Có tên khoa học là Papaver somniferum, chúng được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia, đặc biệt là ở Trung Âu. Chúng được sử dụng như một thành phần trong một số món ăn. Người ta cũng chiết xuất dầu anh túc từ loại hạt này. Hạt này có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ con người và đã được sử dụng rộng rãi trong một thời gian dài.

Thành phần dinh dưỡng có trong hạt anh túc

Hạt này có chứa carbohydrate, chất đạm, chất xơ và chất béo. Thành phần dinh dưỡng của nó còn bao gồm vitamin C, vitamin E, niacin, axit pantothenic, pyridoxin, thiamin cùng với kali, natri, canxi, đồng, magie, mangan, phốt pho, selen và kẽm.

Tác dụng của hạt anh túc đối với sức khoẻ

1. Cải thiện khả năng sinh sản của nữ giới

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng rửa ống dẫn trứng bằng dầu hạt anh túc có thể tăng khả năng sinh sản. Họ suy đoán rằng dầu có thể hòa tan bất kỳ mảnh vụn hoặc chất nhầy trong các ống và tăng khả năng sinh sản. Kỹ thuật này còn được gọi là hysterosalpingography, có 40% phụ nữ vô sinh trong nhóm thử nghiệm đạt được mang thai thành công. Hạt anh túc cũng có thể tăng cường sức khỏe tình dục. Chúng chứa lignans, hợp chất được biết đến để tăng ham muốn tình dục.

2. Tăng cường tiêu hóa

Hạt anh túc là nguồn chất xơ không hòa tan, có thể hỗ trợ tiêu hóa và điều trị táo bón.

3. Chữa mất ngủ

Theo một nghiên cứu, tiêu thụ một thức uống có hạt anh túc làm giảm nồng độ cortisol trong cơ thể. Đồng thời, nó làm dịu tâm trạng, giảm căng thẳng, giảm mệt mỏi và giúp ngủ ngon hơn.

4. Chữa loét miệng

Loại hạt này được biết là có tác dụng làm mát cho cơ thể, đóng vai trò trong giảm đau và điều trị loét miệng.

5. Tăng cường năng lượng

Đặc tính này của hạt có thể là do hàm lượng carbohydrate cao. Nó cũng giúp hấp thụ canxi, giảm mệt mỏi và tăng cường năng lượng tích cực.

6. Cải thiện sức khỏe não bộ

Não đòi hỏi các chất dinh dưỡng thiết yếu như canxi, sắt và đồng. Những khoáng chất này hỗ trợ trong việc điều hòa các chất dẫn truyền thần kinh và tăng cường chức năng não. Có ý kiến cho rằng hạt này cũng có thể làm giảm nguy cơ rối loạn nhận thức.

7. Tăng cường xương

Hạt anh túc rất giàu canxi và đồng để cải thiện sức khỏe của xương cũng như các mô liên kết. Một khoáng chất khác mà hạt rất giàu là phốt pho, cùng với canxi, tạo nên một phần của mô xương. Mangan trong hạt hỗ trợ sản xuất collagen, một loại protein bảo vệ xương của bạn khỏi bị tổn thương nghiêm trọng.

8. Điều hòa huyết áp

Axit oleic trong hạt anh túc giúp hạ huyết áp.

9. Tăng cường hệ thống miễn dịch

Kẽm trong hạt này có thể góp phần tăng cường hệ miễn dịch. Hạt cũng tăng cường sản xuất các tế bào miễn dịch trong cơ thể và giúp xua tan các bệnh về đường hô hấp dưới.

10. Cải thiện sức khỏe tim mạch

Hạt anh túc được nạp chất xơ, giúp giảm mức cholesterol và cuối cùng là cải thiện sức khỏe của tim.

11. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Mangan trong hạt này được cho là có thể hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, điều này chưa được kiểm chứng hoàn toàn.

12. Có lợi cho mắt

Hạt này là một nguồn kẽm tốt. Một số nghiên cứu cho biết khoáng chất này có thể hỗ trợ sức khỏe thị lực và thậm chí ngăn ngừa các bệnh nghiêm trọng về mắt như thoái hóa điểm vàng. Các chất chống oxy hóa trong hạt cũng có thể có lợi cho mắt.

13. Ngăn ngừa ung thư

Theo một báo cáo được công bố trên Tạp chí TIME, gen của cây thuốc phiện đã cho thấy sự hứa hẹn trong việc phát triển một loại thuốc trị ung thư. Theo một nghiên cứu khác của Ấn Độ, hạt này có thể làm tăng hoạt động của một loại enzyme giải độc gây ung thư có tên là glutathione-S-transferase (GST) lên tới 78%.

14. Giúp điều trị sỏi thận

Loại hạt này có chứa kali, một khoáng chất được biết đến để bảo vệ chống lại và thậm chí điều trị sỏi thận.

15. Tăng cường chức năng tuyến giáp

Hạt anh túc có thể đóng một vai trò quan trọng trong tăng cường chức năng tuyến giáp vì chúng rất giàu hàm lượng kẽm. Ngoài ra, dầu anh túc i-ốt đã được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới để điều trị thiếu i-ốt – nguyên nhân gây rối loạn chức năng tuyến giáp.

16. Có tác dụng giảm đau

Từ thời xa xưa, hạt giống này đã được sử dụng làm thuốc giảm đau. Một vài báo cáo cho thấy nó có tác dụng giảm đau khá mạnh mẽ.

17. Cải thiện làn da

Tác dụng của hạt anh túc đối với da bao gồm giúp điều trị bệnh chàm, viêm da, giữ ẩm cho da và cải thiện làn da.

18. Chăm sóc tóc

Hạt này có thể kích thích mọc tóc, giúp trị gàu và điều trị chẻ ngọn.

Tác dụng phụ của hạt anh túc

Tóm lại, hạt anh túc có nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khoẻ của bạn. Các tác dụng đặc biệt nhất của hạt này là cải thiện khả năng sinh sản và cải thiện não bộ mà hiếm các loại hạt khác có được. Đây là một loại hạt rất đáng để thử bởi những lợi ích mà nó mang lại.

Nguồn tham khảo

Exit mobile version