Site icon Medplus.vn

Liệu hạt cần tây có được gọi là “thần dược” chữa bệnh gút một cách tự nhiên?

Lợi ích của hạt cần tây

Lợi ích của hạt cần tây

Bên cạnh tác dụng thần kì của cây cần tây, hạt cần tây được chứng minh là có khả năng giúp bệnh nhân gút chống lại những cơn đau dai dẳng. Gút là một tình trạng viêm mãn tính biểu hiện bằng sự tích tụ và kết tinh của axit uric trong khớp và mô. Vị trí phổ biến nhất của cơn đau gút là ngón chân cái, mặc dù nó cũng có thể xảy ra ở các khớp khác.

Chế độ ăn uống có tác động rất lớn đến nguy cơ hình thành nhiều tình trạng viêm. Trong đó, chế độ ăn quá nhiều protein gây nên bệnh gút. Nghiên cứu cho rằng một số hợp chất trong hạt cần tây có thể có lợi ích trong việc điều trị bệnh gút. Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn về lợi ích, liều lượng và tác dụng phụ của việc sử dụng hạt cần tây cho bệnh gút. Liệu loại hạt này có phải là “thần dược” trong thực tiễn hay không? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của MedPlus nhé!

Hạt cần tây hoạt động như thế nào để chống lại bệnh gút?

Lợi ích của hạt cần tây

Cần tây (Apium graveolens) chứa nhiều hợp chất thực vật có lợi, được tìm thấy chủ yếu trong hạt của cây. Các hợp chất đáng chú ý nhất trong hạt cần tây bao gồm:

Các hợp chất này đã được nghiên cứu cho vai trò của chúng trong quá trình giảm viêm và sản xuất axit uric.

1. Hợp chất luteolin

Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu trên các loài động vật. Họ đã điều tra tác động của luteolin lên oxit nitric được sản xuất từ ​​axit uric. Oxit nitric là một hợp chất quan trọng trong cơ thể. Tuy nhiên, nó có thể tạo ra stress oxy hóa và gây viêm với số lượng lớn.

Ngoài ra, luteolin từ hạt được cho là giúp làm giảm việc sản xuất oxit nitric từ axit uric. Nghiên cứu này cho thấy rằng luteolin có thể cung cấp một số bảo vệ khỏi viêm do axit uric trong bệnh gút. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn ở người.

Bên cạnh đó, luteolin là một flavonoid có thể trực tiếp làm giảm sản xuất axit uric. Luteolin còn là một trong những flavonoid có thể ức chế xanthine oxyase. Xanthine oxyase là một enzyme trong con đường purine, tạo ra sản phẩm phụ của axit uric. Giảm nồng độ axit uric với luteolin có thể làm giảm tần suất bùng phát bệnh gút.

2. Hợp chất 3-n-butylphthalide (3nB)

3-n-butylphthalide (3nB) là một hợp chất khác từ cần tây có thể có lợi ích chống viêm gút. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng 3nB làm giảm cả quá trình oxy hóa và quá trình viêm nhiễm. Những kết quả này chỉ ra rằng hạt cần có thể giúp giảm viêm liên quan đến bệnh gút.

Một nghiên cứu cũng được thực hiện trên Varbenaceae, một loại thảo dược, đã kiểm tra các đặc tính chống oxy hóa của beta-selinene. Kết quả cho thấy beta-selinene đã chứng minh rất nhiều đặc tính chống oxy hóa và chống viêm. Những lợi ích này cũng có thể được tìm thấy tương tự trong beta-selinene của hạt.

Những cách sử dụng hạt cần tây cho việc điều trị bệnh gút

Tùy theo cơ địa người bệnh, liều lượng có thể khác nhau. Dưới đây là một vài khuyến nghị để bổ sung hạt cần tây có thể có lợi cho bệnh gút:

Bạn cũng có thể thử bổ sung thêm cần tây vào chế độ ăn uống của mình để giúp giảm tần suất hoặc mức độ nghiêm trọng của các cơn gút.

Thân cây cần tây và nước ép cần tây là một lựa chọn thực phẩm lành mạnh. Nhưng chúng không chứa nhiều hợp chất có lợi như hạt và dầu.

Nguồn tham khảo:

Exit mobile version