Site icon Medplus.vn

Lá cây dâu tằm và những lợi ích đối với sức khỏe

Lá dâu tằm và những lợi ích đối với sức khỏe

Lá dâu tằm và những lợi ích đối với sức khỏe

Lá dâu tằm được sử dụng như thế nào?

Dâu tằm (Morus) thuộc họ thực vật Moraceae có nguồn gốc từ Trung Quốc và hiện được trồng ở Hoa Kỳ, Châu Âu, Châu Á và Châu Phi. Lá dâu tằm có nhiều ứng dụng ẩm thực, dược liệu và công nghiệp.

Lá và các bộ phận khác của cây dâu tằm chứa nhựa màu trắng đục gọi là mủ, gây độc nhẹ cho người và có thể dẫn đến các triệu chứng như đau dạ dày hoặc kích ứng da ở một số người. Chúng thường được sử dụng để làm rượu và trà thảo dược, lá non có thể ăn được sau khi nấu.

Ngày nay, lá dâu tằm ngày càng trở nên phổ biến vì mang lại nhiều lợi ích sức khỏe tiềm năng. Chúng chứa nhiều hợp chất thực vật như chất chống oxy hóa polyphenol, cũng như vitamin C, kẽm, canxi, sắt, kali, phốt pho và magiê.

Một số lợi ích sức khỏe tiềm năng.

1. Hạ đường huyết và insulin.

Lá dâu tằm cung cấp một số hợp chất có thể giúp chống lại bệnh tiểu đườn như 1-deoxynojirimycin (DNJ), ngăn chặn sự hấp thụ carbs trong ruột. Đặc biệt, chúng có thể làm giảm lượng đường trong máu và mức insulin cao – một loại hormone điều chỉnh lượng đường trong máu.

Trong một nghiên cứu, 37 người trưởng thành ăn maltodextrin – một loại bột tinh bột làm tăng nhanh lượng đường trong máu. Sau đó, họ được cho chiết xuất lá dâu tằm chứa 5% DNJ. Những người dùng 250 hoặc 500 mg chiết xuất có mức đường huyết và insulin thấp hơn đáng kể so với nhóm giả dược.

Ngoài ra, trong một nghiên cứu kéo dài 3 tháng, những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 uống 1.000 mg chiết xuất lá dâu tằm 3 lần mỗi ngày đã giảm đáng kể lượng đường trong máu sau bữa ăn so với nhóm đối chứng.

2. Cải thiện sức khỏe tim mạch.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng, chiết xuất lá dâu tằm  có thể cải thiện sức khỏe của tim bằng cách giảm mức cholesterol và huyết áp, giảm viêm và ngăn ngừa xơ vữa động mạch (sự tích tụ mảng bám trong động mạch của bạn có thể dẫn đến bệnh tim).

Một nghiên cứu đã cho 23 người bị cholesterol cao 280 mg bổ sung chiết xuất lá dâu 3 lần mỗi ngày. Sau 12 tuần, mức cholesterol LDL (có hại) của họ giảm 5,6% trong khi cholesterol HDL (có lợi) tăng 19,7%.

Một nghiên cứu khác kéo dài 12 tuần đã ghi nhận rằng, 10 người có lượng chất béo trung tính cao bổ sung lá dâu tằm chứa 36 mg DNJ đã làm giảm triglyceride trong máu trung bình xuống 50 mg/dL. Các nghiên cứu trên động vật cũng chỉ ra rằng, loại lá này có thể ngăn ngừa xơ vữa động mạch và giảm tổn thương tế bào và huyết áp cao, tất cả đều là yếu tố nguy cơ gây bệnh tim.

3. Có thể giảm viêm

Lá dâu tằm chứa nhiều hợp chất chống viêm, bao gồm cả chất chống oxy hóa flavonoid. Chúng có thể chống viêm và oxidative stress liên quan đến nhiều bệnh mãn tính như ung thư, tiểu đường loại 2, bệnh tim,…

Các nghiên cứu trên chuột về chế độ ăn nhiều chất béo chứng minh rằng, các chất bổ sung từ loại lá này làm giảm các dấu hiệu viêm như protein phản ứng C, cũng như các dấu hiệu oxidative stress như superoxide effutase.

Một nghiên cứu ống nghiệm trên các tế bào bạch cầu của người cũng cho thấy, chiết xuất từ ​​lá dâu và trà không chỉ giúp giảm protein gây viêm mà còn làm giảm đáng kể tổn thương DNA do oxidative stress.

Mặc dù những kết quả này là đáng khích lệ nhưng cần thêm nhiều nghiên cứu ở người trước khi đưa ra bất kì kết luận nào.

4. Lợi ích sức khỏe tiềm năng khác

Mặc dù nghiên cứu còn hạn chế, lá dâu tằm có thể mang lại một số lợi ích sức khỏe khác. Bao gồm các:

Tác dụng phụ:

Mặc dù lá dâu tằm phần lớn được chứng minh là an toàn trong cả nghiên cứu ở người và động vật, nhưng chúng có thể gây tác dụng phụ ở một số người. Chẳng hạn như tiêu chảy, buồn nôn, chóng mặt, đầy hơi và táo bón khi dùng thực phẩm bổ sung.

Ngoài ra, những người dùng thuốc trị tiểu đường nên tham khảo ý kiến ​​chuyên gia y tế trước khi sử dụng lá dâu tằm do tác dụng của chúng đối với lượng đường trong máu.

Tóm lại:

Lá dâu tằm từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền và có liên quan đến một số lợi ích sức khỏe ấn tượng. Chúng có đặc tính chống viêm và cải thiện các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim và tiểu đường.

Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/nutrition/mulberry-leaf#bottom-line

Exit mobile version