Site icon Medplus.vn

Lá giang và công dụng tuyệt vời cho sức khỏe

Lá giang có nhiều tác dụng tuyệt vời

Lá giang có nhiều tác dụng tuyệt vời

Nguyên liệu của món ăn góp phần tạo nên linh hồn của món ăn cũng như mang đến những giá trị dinh dưỡng cụ thể cho món ăn đó. Trong đó, lá giang là nguyên liệu quen thuộc. Vậy giá trị dinh dưỡng và tác dụng tuyệt vời của lá giang là gì? Nên lưu ý những gì khi sử dụng lá giang? Hãy cùng MedPlus tìm hiểu thông tin nhé!

Thông tin chung

Lá giang mọc hoang ở ven rừng, ven suối, ven sông, có khi gặp ở nương rẫy, đồi cây bụi, ở những nơi có nhiều ánh sáng. Thân cây là loại dây leo dài 1,5 – 4 m, nhẵn, có ít nhựa mủ trắng. Thân bò trên cây sống, cây chết hoặc thảm thực vật xanh. Rễ có nhiều cấp khác nhau mọc sâu trên nền đất ẩm.

Lá giang có nhiều tác dụng tuyệt vời

Giá trị dinh dưỡng

Thành phần hóa học được xác định trong 100 g lá giang gồm 85,3 g nước, 3,5 g protein, 3,5 g glucid, 0,6 mg carotein, 26 mg vitamin C. Là một loài cây có dược tính cao, chất saponin trong loại thực phẩm này có tính kháng sinh với các chủng khuẩn Salmonella typhi và Klebsiella. Có nơi, người ta dùng lá giang giã lẫn với lá khoai lang, chế nước uống chữa ngộ độc sắn (mì).

Tác dụng với sức khỏe

1.  Chữa viêm đường tiết niệu và có sỏi:

Thân hoặc lá giang 100-200 g, sắc uống nhiều lần trong ngày (theo y học cổ truyền Việt Nam). Hoặc thân lá  10-20 g, hãm uống thay trà.

2. Chữa ăn không tiêu, bụng trướng đầy:

Lá giang 30-50 g, sắc uống. Đơn thuốc này uống liên tục chữa được sỏi và viêm đường tiết niệu.

3. Chữa đau nhức xương khớp, đau dạ dày:

Rễ hoặc lá 20-40 g, sắc uống, thường kết hợp với một số vị thuốc trị đau khác.

4. Chữa mụn nhọt, lở ngứa ngoài da, vết thương:

Lá tươi rửa sạch, giã nát, đắp lên vết thương.

– Cá chuồn nấu lá giang (công dụng bổ hư tổn, khu phong trừ thấp, cường kiện cân cốt; phòng chữa viêm đường tiết niệu với các triệu chứng đái dắt, đái buốt): Cá chuồn 3-5 con, lá giang 100 g. Cá chuồn bỏ vảy, chặt vây, cắt làm 2-3 khúc; lá giang rửa sạch, vò giập. Nước đun sôi, cho cá vào, sau đó cho loại thực phẩm này và bột canh (muối, bột ngọt), có thể thêm nắm gạo làm tăng phần đậm đặc của nồi canh. Khi bắc ra, cho thêm trái ớt đập giập.

5. Chữa viêm bàng quang

(Công dụng thanh nhiệt giải độc dùng cho các trường hợp lao thương khí huyết, phong hàn thấp tí; sản hậu băng huyết, huyết trắng, hội chứng lỵ xuất huyết, trĩ xuất huyết, suy nhược cơ thể): Gà 600 g, lá giang 100 g, gia vị vừa đủ. Gà rửa sạch, để ráo chặt miếng; lá giang bánh tẻ rửa sạch. Cho thịt gà cùng 1 lít nước, đun sôi, vớt bọt, thêm mắm và gia vị vừa ăn. Khi thịt gà chín mềm, cho lá đã vò nát vào, đun sôi; trước khi bắc ra thêm ít rau thơm vừa ăn.

Lưu ý:

Loại thực phẩm này vị chua, có chứa axit tartric, không dùng chữa bệnh khi đang bị đợt đau khớp do gút cấp vì có thể tăng lắng đọng axit gây đau tăng, không dùng chữa sỏi thận do lắng đọng axit vì uống dài ngày thì nước tiểu thiên về axit sỏi lớn thêm.

 Nấu lá giang, cũng như các loại canh chua khác không nên sử dụng nồi nhôm mà nên dùng các loại nồi như inox, tráng men không rỉ. Nếu dùng nồi nhôm, phải nấu nhanh và ăn ngay do chất chua có thể ăn mòn nhôm và làm nồng độ nhôm trong canh chua tăng cao, có thể gây ngộ độc. Nói tóm lại khi nấu loại thực phẩm này trong một số nồi kim loại thì nên múc ra dùng ngay khi canh chín.

https://www.cooky.vn/wiki/l%C3%A1-giang

 

Exit mobile version