Site icon Medplus.vn

Me rừng & 11 lợi ích ấn tượng với sức khỏe

Lợi ích của me rừng

Lợi ích của me rừng

Hàm lượng vitamin C cao là một trong những lợi ích sức khỏe tuyệt vời của me rừng. Nó giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, làm chậm lão hóa, giảm lượng đường trong máu, cải thiện sức khỏe của tim. Và hàng loạt các lợi ích khác cho sức khỏe của chúng ta. Cây me rừng như thế nào? Hãy cùng Medplus tìm hiểu thông tin về nó nhé!

Thông tin chung về me rừng

Me rừng còn có tên gọi là mắc kham, có vị cực kỳ chua. Đây là loại trái cây mọc phổ biến ở Ấn Độ, Trung Đông, và một vài nước Đông Nam Á khác. Trái cây này chín vào mùa thu trong các khu rừng ẩm ướt và các khu vực đồi núi của tiểu lục địa Ấn Độ.

Quả có màu xanh nhạt. Ở Ấn Độ, nó được ăn với muối và bột ớt hoặc làm thành một món dưa muối hoặc kẹo có đường. Trà me rừng cũng được nhiều người sử dụng vì lợi ích dinh dưỡng của nó.

Lợi ích của me rừng

Thành phần dinh dưỡng có trong me rừng

Me rừng chứa nhiều vitamin C và vitamin A. Nó cũng chứa nhiều axit folic và khoáng chất như canxi, kali, phốt pho, sắt, carotene và magiê.

Trong 100 gram me rừng chỉ chứa 44 calo. Theo Cơ sở dữ liệu dinh dưỡng Mỹ nó chứa hơn 80 % nước, ngoài ra còn có protein, carbohydrate và chất xơ.

Tác dụng của me rừng đối với sức khoẻ

1. Tăng cường miễn dịch

Cây me rừng là một chất tăng cường miễn dịch tự nhiên vì chúng chứa hàm lượng vitamin C và A cực cao. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Quốc tế về Dược phẩm, chúng có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm mạnh.

Nước ép của loại trái này, ở Ấn Độ, thường được sử dụng để tăng các tế bào bạch cầu trong cơ thể, là dòng bảo vệ chính của hệ thống miễn dịch. Các tế bào bạch cầu tấn công và loại bỏ các độc tố và chất lạ xâm nhập vào máu trong cơ thể.

2. Kiểm soát bệnh tiểu đường 

Loại quả này có khả năng làm giảm lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường. Khi lượng đường trong máu giảm, glucose được các tế bào sử dụng làm năng lượng để hoạt động. Do đó, quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ hơn và bạn có nhiều năng lượng hơn; điều đặc biệt là không có sự tăng giảm đột biến lượng đường trong máu gây nguy hiểm cho bệnh nhân tiểu đường.

Một nghiên cứu năm 2011 được công bố trên Tạp chí Khoa học Thực phẩm và Dinh dưỡng Quốc tế về tác dụng của quả me rừng; cho thấy rằng nó có đặc tính chống tăng đường huyết và hạ lipid máu cho bệnh nhân tiểu đường.

3. Hỗ trợ tiêu hóa

Quả mắc kham rất giàu chất xơ, giống như hầu hết các loại trái cây. Chất xơ giúp giữ cho nhu động ruột đều đặn. Điều này làm giảm khả năng táo bón. Chất xơ hòa tan (có trong nhiều loại trái cây) cũng có thể làm giảm tiêu chảy.

Mắc kham cũng kích thích sự tiết dịch tiêu hóa; do đó thức ăn được tiêu hóa hiệu quả, chất dinh dưỡng được hấp thụ một cách tối ưu. Một nghiên cứu năm 2014 được công bố trên Tạp chí Công nghệ Thực phẩm Hoa Kỳ cho thấy mắc kham giúp bảo vệ bạn khỏi các rối loạn tiêu hóa khác nhau; và có thể ngăn ngừa ung thư đại trực tràng.

4. Ngăn ngừa bệnh tim 

Bằng cách giảm sự tích tụ cholesterol dư thừa. Mắc kham giúp giảm khả năng xơ vữa động mạch hoặc tích tụ mảng bám trong các mạch và động mạch. Điều này có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ và đau tim. Hàm lượng sắt trong mắc kham cũng thúc đẩy việc tạo ra các tế bào hồng cầu mới; do đó làm tăng lưu thông oxy đến các cơ quan và tế bào để tối đa hóa sự phát triển và tái tạo các mô.

5. Lợi tiểu

Là một loại trái cây có hàm lượng nước rất cao, me rừng có tác dụng như một chất lợi tiểu tự nhiên. Điều này có nghĩa là nó làm tăng tần suất và thể tích đi tiểu. Đi tiểu giúp cơ thể chúng ta loại bỏ các độc tố không mong muốn, lượng muối và axit uric dư thừa. Do đó, một chất lợi tiểu thường có lợi cho việc giữ thận của bạn khỏe mạnh và ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu.

6. Chăm sóc tóc

Thoa dầu chiết xuất từ me rừng vào chân tóc giúp cải thiện sự phát triển và màu tóc. Dầu me rừng rất phổ biến ở Ấn Độ; vì nó đã được chứng minh là làm giảm khả năng rụng tóc và hói đầu.

Điều này là do hàm lượng carotene của me rừng; cũng như hàm lượng chất sắt và chất chống oxy hóa của nó; giúp ngăn ngừa tổn thương do các gốc tự do gây ra đối với nang lông.

7. Chất chống lão hóa 

Vitamin C và chất chống oxy hóa có trong loại trái này có khả năng tiêu diệt các gốc tự do; gốc tự do có liên quan đến các dấu hiệu lão hóa như nếp nhăn và đốm đồi mồi.

8. Chăm sóc mắt 

Uống nước ép me rừng – rất giàu vitamin A – với một chút mật ong, rất tốt để cải thiện thị lực. Nó giúp cải thiện cận thị và đục thủy tinh thể. Điều này chủ yếu là do hàm lượng carotene ấn tượng của nó. Vitamin A và carotene trong me rừng giúp cải thiện thị lực, đồng thời giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng và quáng gà.

9. Tăng cường sức khỏe gan 

Một nghiên cứu năm 2013 về các đặc tính bảo vệ gan của cây mắc kham được công bố trên tạp chí Food & Function; cho biết loại quả này có hiệu quả trong việc ngăn chặn tác dụng độc hại của thuốc và kim loại độc hại. Sự hiện diện của các hóa chất thực vật như quercetin, axit gallic, corilagin và axit ellagic trong mắc kham; giúp tiêu diệt gốc tự do và giải độc cơ thể.

10. Chống ung thư 

Chiết xuất me rừng đã được chứng minh là có hoạt tính tiêu diệt các tế bào ung thư buồng trứng. Các nhà nghiên cứu từ Montreal, Canada đã công bố một nghiên cứu; cho thấy loại quả này có đặc tính ức chế khối u mạnh đối với một số loại ung thư.

Các nghiên cứu khác của Tạp chí Phòng chống Ung thư Châu Âu cho thấy trái cây nhỏ bé này chứa nhiều polyphenol, flavonoid và tannin mạnh; khiến nó trở thành một công cụ mạnh mẽ chống lại nhiều tình trạng, bao gồm ung thư và tiểu đường.

11. Cải thiện hoạt động trao đổi chất 

Ăn thực phẩm có nhiều protein, như me rừng, là một trong những cách để có một sức khỏe tốt. Protein cần thiết cho sự phát triển của tế bào, phát triển cơ bắp; và một loạt các hoạt động trao đổi chất mà chúng ta cần để duy trì sức khỏe.

Enzyme của chúng ta có thể phân hủy protein thực vật thành axit amin để sử dụng trong các quá trình tái tạo tế bào.

Tuy là một loại quả nhỏ bé nhưng lợi ích sức khỏe mà me rừng mang lại cho chúng ta không hề nhỏ. Bạn có thể sử dụng chúng ở dạng tươi hoặc làm thành bột để sử dụng trong thời gian dài. Hy vọng sau bài viết, bạn có thể hiểu rõ hơn về tác dụng của cây me rừng đối với sức khỏe.

Nguồn tham khảo: 

Exit mobile version