Site icon Medplus.vn

Công dụng tuyệt vời của nấm rơm và cách chế biến như thế nào?

Nguyên liệu của món ăn góp phần tạo nên linh hồn của món ăn cũng như mang đến những giá trị dinh dưỡng cụ thể cho món ăn đó. Giá trị dinh dưỡng và tác dụng tuyệt vời của nấm rơm là gì? Nên lưu ý những gì khi sử dụng nấm rơm. Hãy cùng MedPlus tìm hiểu thông tin về nấm rơm nhé!

Thông tin chung về nấm rơm

Nấm rơm là gì?

Nấm rơm còn gọi là nấm rạ, nấm mũ rơm

Nấm rơm trong tự nhiên thường mọc đơn độc hoặc dày từng cụm trên rơm, rạ. Ở những nơi có nhiều mùn vào mùa hè nóng ẩm. Sau mỗi cơn mưa, nấm bắt đầu mọc lên từ những lớp rơm, rạ ẩm ướt.

Nấm rơm ban đầu nằm trong bao chung có hình trứng khi còn non. Khi phát triển hơn, mũ nấm phá vỡ bao chung và vươn ra ngoài. Lúc này, chúng có dạng núm hoặc bán cầu dẹp màu nâu, đen hoặc xám. Thịt nấm có màu xám trắng, cuống nhẵn, thân ngắn mẫm, gốc hơi phình dạng củ đặc thịt.

Nấm có màu xám trắng

Các loại nấm rơm

Nấm rơm có 2 loại: Nấm rơm mọc tự nhiên và nấm rơm nuôi trồng. Vì nấm mũ rơm mọc tự nhiên rất ít nên số lượng không đủ để phục vụ nhu cầu thị trường. Do đó, người dân thường tự trồng nấm theo quy trình để tăng sản lượng nấm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

Nấm rơm được sử dụng rộng rãi hiện nay chủ yếu là nấm rơm nuôi trồng. Người ta có thể dùng nấm tươi hoặc sấy khô.

Thông tin dinh dưỡng trong nấm rơm

Nấm rơm chứa các loại vitamin như A, B1, B2, PP, D, E, C. Nấm rơm dùng để chế biến các món ăn ngon và có tác dụng trị bệnh ung thư, thiếu máu, béo phì, tiểu đường…

Nấm rơm tươi chứa: 90g% Nước, 3,6g % protid, 3,2g% lipid, 3,4g% glucid, 1,1g% cellulose. Cứ 100 g nấm khô lại chứa 8,8 g axit nucleic. Tổng cộng nấm rạ chứa 8/17 loại axit amin có lợi cho cơ thể con người.

nấm rơm

Tác dụng của nấm rơm đối với sức khoẻ

Công dụng của nấm với người bệnh ung thư

Nấm rơm có chứa một loại hoạt chất là protid (yếu tố cấu thành nên sự sống của các tế bào) dị chủng. Chính vì thế, bạn sẽ tránh được nguy cơ mắc ung thư nếu ăn nấm thường xuyên và đúng cách.

Nấm rơm giúp làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư, kích thích cơ thể sản sinh Interferon (nhóm các protein tự nhiên, có khả năng chống lại virut, ký sinh trùng và tế bào ung thư).

Với người bệnh liệt dương, yếu sinh lý

Nấm rơm có nhiều thành phần dưỡng chất quý có chức năng bổ gan thận, ích khí huyết, trị tỳ vị suy yếu, chữa di tinh, hoạt tinh và yếu sinh lý ở nam giới.

Tác dụng với người bệnh thiếu máu

Nấm có vị ngọt, mang tính hàn, có tác dụng khử nhiệt, làm hạ cholesterol và tiêu thực. Ở một số nơi người ta còn dùng loại nấm này để bào chế thành thuốc chữa bệnh thiếu máu.

Với người béo phì

Nấm có chứa nhiều protein, chất xơ và nhiều vi lượng khác như canxi, sắt, phốt-pho, các vitamin A, B1, B2, C, D, PP… Với hàm lượng đó nấm rạ giúp mang lại cảm giác no lâu, không đói.

Giúp giữ dáng

Chất xơ sẵn có trong nấm tạo cảm giác nhanh no bụng đồng thời duy trì trao đổi chất ở cấp độ cao. Trong thành tế bào nấm có hai loại chất xơ: beta-glucan và chitin, những hợp chất giảm thiểu cảm giác háu ăn.

Beta-glucan giảm thiểu sự hấp thụ đường, sản xuất insulin và cắt giảm nồng độ cholesterol trong máu, hạ thấp nguy cơ xuất hiện các bệnh liên quan đến béo phì.

Vitamin D của nấm cũng giúp duy trì cân nặng hợp lý. Tiếp theo vitamin B6 cải thiện hấp thụ kẽm, thành phần giảm thiểu cơn đói cồn cào và thói thèm ăn đồ ngọt, trái lại những vitamin khác thuộc nhóm B trong nấm bảo đảm hoạt động bình thường của tuyến giáp – yếu tố duy trì trao đổi chất hoàn hảo.

Cải thiện trí nhớ

Nấm có trữ lượng khá lớn choline, thành phần không thể thiếu trong hầu hết các hoạt động của hệ thần kinh – điều hòa giấc ngủ, căng cơ, các quá trình học tập và ghi nhớ. Choline duy trì cấu trúc màng tế bào hợp lý, hỗ trợ truyền tải xung điện thần kinh, điều chỉnh sự hấp thụ chất béo và làm dịu những trạng thái viêm mạn tính.

Bảo vệ sức khỏe tim mạch

Việc ăn nấm, thực phẩm giàu kali và rất nhạt (nếu không nêm quá nhiều muối, nước mắm… trong quá trình chế biến) sẽ giúp hạ áp huyết, giảm nguy cơ tăng áp huyết và các bệnh tim mạch. Chỉ cần 3 g beta-glucan/ngày (liều sẵn có trong nửa bát nấm rơm thái mỏng) có thể hạ 5% nồng độ cholesterol.

Xây dựng sức khỏe đề kháng

Beta-glucan, chất xơ sẵn có trong thành tế bào nấm đánh thức hệ miễn dịch và sản xuất bạch cầu trong tủy xương. Thành phần selenium cũng cải thiện sức mạnh miễn dịch, bảo vệ cơ thể trước cảm lạnh và kích thích sản xuất tế bào bạch huyết typ T.

Loại bỏ trạng thái viêm nhiễm

Các nhà khoa học Australia thuộc Đại học Western Sydney đã nghiên cứu 115 sản phẩm thực phẩm phổ biến và đi đến kết luận, nấm có khả năng hóa giải cực mạnh các trạng thái viêm nhiễm. Các hợp chất tự nhiên sẵn có trong nấm phát huy tác dụng loại bỏ cytokine và các gốc tự do.

Xoa dịu stress

Tình trạng cơ thể thiếu hụt vitamin thuộc nhóm B dẫn đến rối loạn hệ thần kinh, stress, tăng trạng thái bất an, nóng nảy, mất tự tin, cáu giận vô cớ và khó tập trung. Nấm giàu vitamin B2, B3, B5… là vũ khí xoa dịu hiệu nghiệm stress.

Những món ngon từ nấm rơm

Canh mướp nấm rơm

nấu nấm với mướp

Nguyên liệu nấu canh mướp :

Cách nấu canh mướp :

Lẩu nấm chay

Lẩu nấm chay

Nguyên liệu làm món lẩu  chay:

Các bước làm lẩu nấm chay:

Lưu ý khi sử dụng nấm rơm

Không được rửa quá kĩ

Việc rửa nấm quá kĩ sẽ làm mất đi các dưỡng chất vốn có của nấm. Ngoài ra, nấm có khả năng hút nước cao, vì vậy khi rửa quá kĩ sẽ khiến nấm bị nhạt.

Không được nấu dưới nhiệt độ thấp

Nấm rơm khi được nấu ở nhiệt độ thấp sẽ tiết ra nhiều nước, làm mất mùi vị, màu sắc cũng như thẩm mỹ của món ăn.

Không nên nấu trong nồi nhôm

Nấm sẽ bị ngả sang màu thâm đen. Hương vị của nấm không còn nguyên vẹn và dễ gây bệnh về đường tiêu hóa.

Không nên dùng chung với nhiều dầu ăn

Nấm mũ rơm hấp thụ dầu ăn rất dễ. Việc này sẽ cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng từ nấm trong cơ thể người. Nấm hút nhiều dầu ăn gây đầy bụng, khó tiêu, trào ngược dạ dày.

Không nên dùng chung với đồ lạnh

Bạn sẽ bị đau bụng nếu sử dụng một cốc trà đá, cà phê hay ăn một que kem ngay sau khi ăn các món nấm.

Nấm rơm khô nên giữ lại nước ngâm

Nấm mũ rơm khô thường được ngâm với nước để chúng nở ra. Nhưng hầu hết mọi người đều bỏ đi nước ngâm đó vì nghĩ chúng bẩn. Tuy nhiên, chất dinh dưỡng của nấm khô thường tập trung ở phần nước ngâm. Do đó, bạn nên giữ lại nước ngâm nấm khô, để lắng rồi chắt ra và dùng trong nấu canh, các món hầm.

Ăn nhiều nấm rơm có nguy cơ

Bạn cũng nên hạn chế ăn quá nhiều nấm rơm và ăn liên tục trong thời gian dài vì như thế sẽ dẫn đến bị thừa chất và gây ra các bệnh ngoài ý muốn.<h3>

Lưu ý khi bảo quản nguyên liệu

Ở nhiệt độ thấp hơn 0 độ C: có thể dùng nấm trên hai tuần, nhưng khi làm ẩm lại thường chảy rữa và hỏng rất nhanh.

Ở nhiệt độ từ 4–6 độ C: nấm hư hỏng nhanh.

Ở nhiệt độ từ 10–15 độ C: giữ được nấm trong 4 ngày với ẩm độ khoảng 10%.

Ở nhiệt độ 30 độ C: nấm bị nhiễm khuẩn và chảy rữa sau 1 đêm.

Lưu ý khi ăn nấm rơm

Mặc dù nấm rơm lành tính, song cũng như các loại rau củ khác, không nên ăn quá nhiều và liên tục trong thời gian dài. Bạn có thể ăn cách ngày hoặc cách tuần, đồng thời theo dõi sự biến chuyển của cơ thể để bổ sung hoặc giảm bớt cho phù hợp.

Nấm tươi: Nên dùng trong mười hai giờ sau khi thu hái. Muốn giữ nấm lâu, sau khi mua về, bạn nhặt sạch rác, cắt bỏ phần gốc dính đất, rơm rạ. Sau đó, bạn chần chúng trong nước sôi khoảng một hai phút rồi rửa lại bằng nước lạnh. Bạn cho nấm vào chậu, đổ nước vừa ngập rồi đặt trong ngăn mát tủ lạnh. Cách này giúp giữ nấm tươi khoảng ba bốn ngày.

Loại khô: Nên để ở nơi thoáng mát, không cho vào túi nylon, buộc kín. Khi sử dụng, bạn ngâm chúng trong nước ấm 10 phút để cánh nở hết rồi rửa sạch đất cát còn bám lại, cắt bỏ chân.

Nguồn tham khảo:
https://giadinh.tv/tac-dung-cua-nam-rom/

https://www.britannica.com/science/mushroom

Exit mobile version