Site icon Medplus.vn

Rượu mật ong và những lợi ích đối với sức khỏe

Rượu mật ong và những lợi ích đối với sức khỏe

Rượu mật ong và những lợi ích đối với sức khỏe

Rượu mật ong là một loại đồ uống lên men truyền thống được làm từ mật ong, nước và nuôi cấy men hoặc vi khuẩn. Chúng mang lại một số lợi ích tốt sức khỏe. Trong thần thoại Hy Lạp, loại rượu này thường được gọi là thức uống của các vị thần và dành cho các chiến binh sau mỗi cuộc chiến nhằm tốc độ chữa lành vết thương.

Bài viết này cung cấp những thông tin hữu ích về lợi ích cũng như tác dụng phụ tiềm tàng của rượu mật ong.

Rượu mật ong là gì?

Rượu mật ong là một loại đồ uống có cồn được làm bằng cách lên men mật ong. Đây là một trong những đồ uống có cồn lâu đời nhất từng được sản xuất từ 4.000 năm trước. Chúng phổ biến trong các nền văn hóa cổ đại trên khắp thế giới bao gồm Châu Á, Châu Âu và Châu Phi. Độ cồn chúng thường vào khoảng 5% – 20%. 

Lợi ích đối với sức khỏe.

Hầu hết các tuyên bố về sức khỏe hiện nay về rượu mật ong đều tập trung vào mật ong và hàm lượng men vi sinh trong quá trình lên men.

Lợi ích trị liệu của mật ong.

Mật ong đã được sử dụng trong ẩm thực và trị liệu từ rất lâu đời. Nghiên cứu chỉ ra rằng, mật ong có đặc tính chống oxy hóa và kháng khuẩn mạnh, cả hai đều được sử dụng trong y học cổ đại và hiện đại để điều trị nhiều loại bệnh lý. Chúng cũng thường được sử dụng như một phương pháp điều trị tại chỗ cho các vết thương và nhiễm trùng da, làm dịu cơn ho và đau họng.

Một số người cho rằng vì rượu mật ong được làm từ mật ong do đó nó có các đặc tính y học tương tự. Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học hỗ trợ quan niệm này.

Cần nhiều nghiên cứu thêm để hiểu rõ liệu mật ong lên men có đặc tính trị liệu tương tự như mật ong nguyên chất hay không.

Probiotic và sức khỏe đường ruột.

Rượu mật ong thường được coi là một loại thuốc bổ cho sức khỏe nhờ hàm lượng men vi sinh.

Probiotic là các vi sinh vật sống có tác động tích cực đến khả năng miễn dịch và sức khỏe đường ruột. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, Probiotic giúp ngăn ngừa và điều trị các bệnh mãn tính bao gồm bệnh tim, ung thư, dị ứng và rối loạn tiêu hóa (GI).

Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào đánh giá cụ thể tác dụng của rượu mật ong đối với hệ vi sinh đường ruột. Ngoài ra, hàm lượng men vi sinh của các lợi rượu mật ong khác nhau có thể thay đổi đáng kể. Quá trình lên men cộng với các thành phần khác có trong thức uống này có thể ảnh hưởng đến nồng độ vi khuẩn có lợi. Hơn nữa, nồng độ cồn của rượu có thể liên quan đến những thay đổi tiêu cực ở vi khuẩn đường ruột.

Tác dụng phụ không mong muốn.

Nồng độ cồn.

Độ cồn của rượu mật ong từ khoảng 5% đến 20%. Tiêu thụ quá nhiều thức uống có cồn có thể dẫn đến các nguy cơ nghiêm trọng về sức khỏe bao gồm bệnh gan, viêm, suy giảm chức năng hệ thống tiêu hóa và miễn dịch.

The American Dietary Guidelines khuyến nghị nên hạn chế uống rượu, lượng đối đa là một ly mỗi ngày cho phụ nữ và hai ly cho nam giới. Một ly rượu tính bằng khoảng năm ounce chất lỏng (148 ml) với 12% cồn theo thể tích (ABV).

Dị ứng.

Rượu mật ong có thể an toàn với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, chúng có khả năng gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng ở một số người, đặc biệt là những người bị dị ứng hoặc không dung nạp mật ong và rượu. Đã có báo cáo về mật ong gây ra các phản ứng phản vệ. Nếu bạn đã từng bị dị ứng nghiêm trọng với mật ong hoặc phấn ong, thì nên tránh tiêu thụ thức uống này.

Hàm lượng calo

Rượu mật ong là một loại đồ uống có hàm lượng calo cao, do đó, việc tiêu thụ quá mức có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bạn. Uống quá nhiều bất kỳ đồ uống có cồn nào cũng làm tăng triglyceride máu, huyết áp và nguy cơ béo phì và tiểu đường.

Mặc dù không có nhiều thông tin hàm lượng dinh dưỡng chính xác của rượu mật ong nhưng riêng rượu nguyên chất đã cung cấp 7 calo mỗi gram.

Tóm lại: Rượu mật ong là một loại đồ uống có cồn làm từ mật ong lên men. Nhờ vào hàm lượng mật ong và men vi sinh, chúng được là mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau. Tuy nhiên các bằng chứng khoa học về những lợi ích này hiện chưa đầy đủ.

Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/nutrition/mead#bottom-line

Exit mobile version