Site icon Medplus.vn

Sữa sô cô la: dinh dưỡng và lợi ích đối với sức khỏe

Sữa sô cô la dinh dưỡng và lợi ích đối với sức khỏe

Sữa sô cô la dinh dưỡng và lợi ích đối với sức khỏe

Sữa sô cô la được làm từ sữa bò có bổ sung thêm hương vị của ca cao và đường. Chúng được trẻ nhỏ ưa chuộng bởi hương vị thơm ngon và thường được quảng bá như một thức uống giúp phục hồi sau tập luyện thể thao. Tuy nhiên, nhiều người tự hỏi liệu hàm lượng đường cao của sữa ngọt có ảnh hưởng giá trị dinh dưỡng của nó hay không.

Bài viết này giúp bạn có cái nhìn tổng quan về những lợi ích sức khỏe cũng như tác dụng phụ không mong muốn của sữa sô cô la.

Thành phần dinh dưỡng.

Sữa sô cô la thường được làm bằng cách trộn sữa bò với ca cao và chất làm ngọt (như đường hoặc xi-rô ngô có hàm lượng fructose cao). Chúng giàu carbs và calo hơn sữa không đường, nhưng mặt khác lại chứa hàm lượng chất dinh dưỡng tương tự. Tùy thuộc vào các loại khác nhau, trung bình 1 cốc (240 ml) sữa sô cô la cung cấp các thành phần dinh dưỡng sau đây:

Sữa sô cô la cũng chứa một lượng nhỏ kẽm, selen, iốt, magiê và vitamin A, B1, B6, B12.

Giá trị dinh dưỡng.

Sữa bò được coi là một loại protein hoàn chỉnh, chúng cung cấp tất cả chín axit amin thiết yếu mà cơ thể không thể tự tổng hợp được. Nó đặc biệt giàu leucine, đây là axit amin tham gia nhiều nhất vào việc xây dựng và duy trì cơ bắp.

Sữa cũng rất giàu axit linoleic liên hợp (CLA), một loại chất béo omega-6 có trong thịt và sữa, đặc biệt là từ động vật ăn cỏ. Một số nghiên cứu cho thấy CLA có thể mang lại lợi ích giảm cân.

Mặt khác, vì sữa sô cô la được làm ngọt, chứa lượng đường gấp 1,5 – 2 lần so với sữa bò không đường. Hầu hết các cơ quan y tế khuyên bạn nên hạn chế lượng đường bổ sung ở mức dưới 5% -10% lượng calo hàng ngày (dưới 10 muỗng cà phê đường). Một cốc (240 ml) sữa sô cô la có thể chứa tới 3 muỗng cà phê đường. Vì vậy, uống quá nhiều có thể có những ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe.

Lợi ích đối với sức khỏe.

1. Tốt cho sức khỏe xương.

Sữa sô cô la rất giàu canxi – khoáng chất chính có trong xương. Sữa là nguồn canxi lớn nhất trong chế độ ăn uống ở Hoa Kỳ và Canada – cung cấp khoảng 72% lượng canxi khuyến nghị hằng ngày. Phần còn lại đến từ rau, ngũ cốc, các loại đậu, trái cây, thịt, thịt gia cầm, cá và trứng.

Canxi trong sữa rất dễ dàng được cơ thể hấp thụ. Đây có thể là lý do chính tại sao sữa liên quan đến sự phát triển của xương chắc khỏe ở trẻ em và thanh thiếu niên.

Sữa cũng giàu protein, phốt pho và vitamin D – tất cả đều là những chất dinh dưỡng bổ sung quan trọng để xây dựng và duy trì xương và răng chắc khỏe. Điều này giải thích tại sao nhiều nghiên cứu liên kết việc tiêu thụ sữa và các sản phẩm từ sữa giúp giảm nguy cơ gãy xương và các bệnh về xương, chẳng hạn như loãng xương – đặc biệt là ở người lớn tuổi.

2. Giúp cơ thể phục hồi sau tập luyện.

Sữa sô cô la có thể giúp cơ bắp phục hồi sau những buổi tập luyện thể thao mệt mỏi. Đây là thức uống giàu carbs và protein đặc biệt hiệu quả trong việc bổ sung đường, chất lỏng và chất điện giải bị mất trong quá trình vận động.

Điều này có thể giải thích tại sao sữa sô cô la thường được quảng bá như một thức uống phục hồi năng lượng. Hầu hết các nghiên cứu cho thấy chúng tốt cho những vận động viên phục hồi sau những buổi tập với cường độ cao.

Tuy nhiên, tác dụng này không chỉ dành riêng cho sữa sô cô la. Một đánh giá của 12 nghiên cứu đã báo cáo rằng sữa sô cô la không hiệu quả hơn các loại đồ uống giàu carb và protein khác trong việc cải thiện cơ bắp sau các buổi tập luyện thể thao, chẳng hạn như huyết thanh lactate và creatine kinase (CK). Do đó, một ly sinh tố protein tự làm, hoặc các bữa ăn hoặc đồ ăn nhẹ khác cũng có hiệu quả tương tự trong việc phục hồi cơ bắp.

Nhược điểm.

Nhiều  đường bổ sung

Thông thường, khoảng một nửa lượng carbs có trong sữa sô cô la đến từ đường bổ sung. Một số thương hiệu sử dụng xi-rô ngô hàm lượng cao fructose (HFCS), một loại chất làm ngọt có liên quan đến béo phì và tiểu đường.

Hầu hết các cơ quan y tế khuyến cáo rằng người lớn và trẻ em nên hạn chế ăn đường bổ sung. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến nghị phụ nữ và trẻ em nên tiêu thụ ít hơn 100 calo (hoặc 6 muỗng cà phê) đường mỗi ngày trong khi đàn ông nên kiểm soát lượng đường dưới 150 calo (hoặc 9 muỗng cà phê) mỗi ngày.

Một cốc (240 ml) sữa sô cô la thường chứa 11 – 17 gram đường bổ sung (khoảng 3 – 4 muỗng cà phê đường). Lượng này đã chiếm đến một phần ba lượng trung bình khuyến nghị hàng ngày của nam giới và hơn một nửa lượng khuyến nghị phụ nữ và trẻ em.

Lượng đường bổ sung quá mức có liên quan đến tăng cân và nguy cơ mắc các bệnh mãn tính cao hơn, chẳng hạn như bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim và thậm chí một số loại ung thư. Ngoài ra, chế độ ăn giàu đường bổ sung cũng có liên quan đến mụn trứng cá, sâu răng và tăng nguy cơ trầm cảm.

Sữa sô cô la không phù hợp với tất cả mọi người.

Sữa sô cô la có chứa đường sữa, một loại đường tự nhiên có trong sữa và các sản phẩm từ sữa khác. Nhiều người không thể tiêu hóa được đường sữa và bị chứa khí, chuột rút hoặc tiêu chảy khi sử dụng các sản phẩm từ sữa. Một số người cũng có thể  bị dị ứng với sữa hoặc bị táo bón mãn tính khi uống sữa. (điều này phổ biến ở trẻ nhỏ hơn ở người lớn).

Tóm lại:

Sữa sô cô la cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng (như canxi, protein và vitamin D) mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, chúng có lượng calo cao và nhiều đường bổ sung góp phần tăng cân và tăng nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính.

Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/nutrition/chocolate-milk#downsides

Exit mobile version