Bạn có biết trà sencha là loại trà xanh phổ biến chiếm khoảng 80% trà được sản xuất tại Nhật Bản, một quốc gia uống trà lớn. Tác dụng của trà sencha như thế nào? Hãy cùng Medplus tìm hiểu thông tin về nó nhé!
Thông tin chung về trà sencha
Trà sencha là một loại trà xanh của Nhật Bản, được ủ bằng toàn bộ lá của cây trà. Điều này mang lại cho nó một số lợi ích sức khỏe ấn tượng và hương vị thơm ngon, nhẹ nhàng. Trà có màu vàng và được sản xuất từ những chồi và lá trên cùng của cây trà.
Nó có mùi thơm nhẹ và vị ngọt đắng. Đây là loại trà không xử lý hoặc chế biến hóa chất theo bất kỳ cách nào. Do đó, sencha, là một loại trà xanh giữ lại các chất dinh dưỡng và hoạt chất của nó. Vì vậy nó có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Thành phần dinh dưỡng có trong trà sencha
Những lợi ích sức khỏe có được từ trà sencha phần lớn là do chất chống oxy hóa. Ngoài ra nó còn chứa các chất như: catechin, vitamin C, beta-carotene, axit folic, saponin, kali, canxi và phốt pho. Nó cũng chứa caffeine, một chất có nhiều lợi ích sức khỏe.
Tác dụng của trà sencha đối với sức khoẻ
1. Chống ung thư
Giống như hầu hết các loại trà xanh, trà sencha rất giàu chất chống oxy hóa. Nó có tác dụng tiêu diệt các gốc tự do và giúp ngăn ngừa stress oxy hóa trong cơ thể.
Một nghiên cứu cho thấy chúng có đặc tính chống ung thư. Ngoài ra, sự hiện diện của polyphenol như epigallocatechin gallate (EGCG) giúp tiêu diệt hoặc apoptosis các tế bào ung thư. Một số nghiên cứu cũng cho thấy rằng uống trà xanh có thể làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.
2. Tăng cường trao đổi chất
Caffeine trong các loại thức uống rất tốt cho việc kích thích sự trao đổi chất, có thể đốt cháy chất béo trong cơ thể. Trà sencha không có nhiều caffeine như một tách cà phê; nhưng nó có nhiều caffeine hơn so với phần lớn các loại trà khác. Ngoài ra, nó cũng là một thức uống quan trọng trong nhiều chế độ ăn kiêng giảm cân.
3. Tăng cường năng lượng
Sự pha trộn phong phú của vitamin, khoáng chất, caffeine và chất chống oxy hóa có trong loại trà xanh này; làm cho nó trở thành một chất tăng cường năng lượng. Nếu bạn muốn tăng năng suất làm việc với một tinh thần minh mẫn và nguy cơ bị nghiện caffeine thấp hơn, trà sencha là một lựa chọn tuyệt vời cho bạn.
4. Giảm huyết áp
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mặc dù có một lượng caffeine đáng kể; nhưng trà xanh vẫn có khả năng hạ huyết áp và ngăn ngừa sự căng thẳng quá mức đối với tim. Điều này có lợi cho những người có nguy cơ cao bị xơ vữa động mạch, đau tim, đột quỵ hoặc các bệnh tim mạch khác.
5. Tốt cho não
Trà sencha từ lâu đã được coi là một chất kích thích não bộ và các chất chống oxy hóa có trong loại trà này có khả năng kích thích các con đường thần kinh và ngăn ngừa stress oxy hóa trong não. Loại trà này rất hữu ích để giữ cho trí não nhanh nhạy và tập trung, ngay cả khi bạn già đi. Ngoài ra nó còn giúp giảm nguy cơ phát triển các rối loạn nhận thức.
6. Giảm mức cholesterol
Ngoài việc hạ huyết áp, trà sencha còn có khả năng làm giảm mức LDL hoặc cholesterol xấu. Nó còn có thể tăng cường trao đổi chất, kích thích giảm cân và bảo vệ bạn khỏi một số biến chứng tim mạch.
7. Tăng cường hệ thống miễn dịch
Hàm lượng vitamin C cao và một loạt các chất chống oxy hóa làm cho loại trà này trở thành một chất hỗ trợ hệ thống miễn dịch hoàn hảo. Nó có thể kích thích sản xuất các tế bào bạch cầu và ngăn ngừa nhiễm trùng, đồng thời tăng tốc độ hồi phục nếu bạn đang bị cảm lạnh hoặc cúm thông thường.
8. Chăm sóc da
Các chất chống oxy hóa và vitamin C trong trà sencha giúp giữ cho làn da trông rạng rỡ, không có mụn và trẻ trung. Chúng cũng hỗ trợ trong việc giảm sự xuất hiện của nếp nhăn và trì hoãn quá trình lão hóa bằng cách hydrat hóa làn da.
9. Sức khỏe răng miệng
Hàm lượng flo trong sencha giúp răng chắc khỏe và ngăn ngừa sâu răng. Nó cũng giúp ngăn ngừa hôi miệng và bảo vệ miệng của bạn khỏi các vi trùng khác nhau.
Tóm lại, đây là một loại trà thơm mát làm dịu các giác quan của bạn sau một ngày làm việc căng thẳng. Còn chần chừ gì mà không thử pha cho mình một ấm trà sencha. Một lưu ý nhỏ cho bạn là khi pha trà không nên nấu nước sôi. Vì nước quá nóng sẽ khiến trà bị đắng.
Nguồn tham khảo: