Bạn nghĩ sao với món bánh mì tẩm trứng chiên cho bữa sáng? Cách làm khá đơn giản, bạn chỉ cần nhúng bánh mì qua trứng rồi chiên áp chảo với chút dầu cho chín giòn béo và tiến hành trang trí theo ý thích là được. Nếu thấy thích thú với cách làm này thì theo dõi công thức chế biến từ Medplus liền nhé!
Ăn bánh mì sandwich thế nào để bảo vệ sức khỏe?
1. Ăn sandwich kẹp thịt, cá và trứng
Hãy nghĩ ngay đến các thực phẩm giàu đạm như thịt, cá và trứng. Bí quyết để ăn đạm lành mạnh là bạn nên tránh chọn các loại thịt, cá quá nhiều mỡ và calo trong sandwich. Bạn có thể chọn gà, cá, gà tây hoặc thậm chí là cá ngừ hoặc cá hồi đóng hộp để làm bánh mì sandwich.
2. Ăn sandwich với trái cây hoặc rau quả
Khi làm sandwich, mọi người thường xem rau củ quả là thành phần thứ yếu phụ thêm thôi. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết những chiếc bánh sandwich làm từ rau, quả là loại sandwich tươi ngon và tốt cho sức khỏe nhất.
3. Hạn chế dùng nước sốt trong sandwich
Bạn chỉ nên chọn sốt mayonnaise ít béo, sốt salad, mù tạt, sốt hummus, hoặc thậm chí 1–2 lát quả bơ để tạo hương vị độc đáo cho sandwich mà vẫn có thể duy trì mức calo cho phép.
Theo Kathy Taylor, giám đốc về dinh dưỡng tại bệnh viện Grady tại Atlanta khuyên rằng bạn nên chọn các loại nước sốt ít béo cho bánh mì sandwich.
Mọi người nhớ ghé Medplus thường xuyên để cập nhật thêm nhiều tips nấu ăn hay ho nhé!
- Bữa cơm ngày hè thêm hấp dẫn với trứng vịt xào bầu
- Bật mí cách làm xôi chiên trứng giòn ngon béo bùi cho bữa sáng
- Học nấu cháo tôm nấm rơm trứng gà bổ sung dinh dưỡng cho cả nhà
- Hướng dẫn làm sườn non kho trứng cút cho bữa tối thêm đậm đà
- Chia sẻ cách làm trứng gà khìa nước mắm đậm đà ngon cơm
- Học cách làm soda sữa hột gà ngon khó cưỡng đãi cả nhà
Nguồn: Tổng hợp
Lựa chọn hoàn hảo cho bữa sáng: Bánh mì tẩm trứng chiên
Ingredients
- 3 - 4miếng sandwich
- 2 quả trứng gà
- 1/2 thìa cà phê vani dạng lỏng
- 1 nhúm muối
- bơ
- mật ong
- xốt sô cô la
- chuối chín
Instructions
Hướng dẫn làm bánh mì tẩm trứng chiên
1. Cách chọn nguyên liệu
- Trứng tươi hay không thường thể hiện rõ ra bên ngoài phần vỏ nhé. Đây cũng là cách chọn trứng tươi dễ và nhanh nhất đấy. Bạn nên chọn những quả trứng có vỏ dày, kích thước vừa phải vì nó thường tươi hơn so với loại quả mỏng và to.
- Bánh sandwich có thể thay bằng các loại bánh mỳ khác (tùy ý), cách làm tương tự.
- Có thể thay quả khô thành quả tươi như dâu, nho, chuối, táo, các loại cherries…
2. Sơ chế nguyên liệu
- Dùng kéo cắt từng miếng sandwich thành những que dài – bề ngang khoảng 1cm.
- Đập trứng vào âu, dùng phới đánh đều. Thêm muối và vani.
3. Cách thực hiện
- Bật bếp cho nóng chảo. Mẹo nhỏ: Dùng chảo phẳng để tránh đọng bơ chính giữa lòng chảo, bánh sẽ ướt bơ, không được giòn và bị ngấy.
- Tráng đều mặt chảo bằng một lớp bơ. Mẹo nhỏ: Cách tráng đều bơ trên mặt chảo: dùng chổi phết bơ đã tan chảy lên mặt chảo, hoặc cầm miếng bơ chà xát lên mặt chảo lúc chảo đang nóng, lớp bơ dưới cùng sẽ chảy ra.
- Nhúng từng que bánh mỳ vào trứng sao cho trứng bám đều quanh que bánh. Cho từng que bánh vào chảo bơ, chiên đến khi que bánh vàng đều các mặt. Vớt bánh ra giấy thấm dầu cho ráo rồi bày ra đĩaRưới mật ong hoặc sốt sô cô la lên trên và thêm quả khô.
Những lưu ý về món bánh mì tẩm trứng chiên
1. Cách thưởng thức bánh mì tẩm trứng chiên
Món này bạn dùng nóng cho bữa sáng thì quá tuyệt. Đặc biệt không để quá lâu, bánh mì bị ỉu và trứng sẽ tanh, ăn mất ngon.
2. Ai nên hạn chế ăn bánh mì?
- Người bị thừa cân, béo phì
- Theo đánh giá của các chuyên gia, bánh mì là loại thực phẩm nghèo dinh dưỡng, chủ yếu chứa tinh bột, tiểm ẩn nguy cơ gây tăng cân, béo phì. 2 lát bánh mì sandwich đã chứa xấp xỉ 400 calo.
Những người đang muốn giảm cân, ăn kiêng nên loại bỏ bánh mì (đặc biệt là bánh mì trắng) ra khỏi chế độ ăn uống hàng ngày. - Người bị bệnh tiểu đường
Người bị tiểu đường tuýp 2 thì không nên ăn bánh mì. Bánh mì chứa môt lượng tinh bột lớn, khiến lượng đường trong cơ thể tăng cao, đẫn tới khó kiểm soát đường huyết.
Do đó, người bị tiểu đường nên hạn chế ăn loại thực phẩm này.
- Người có hệ tiêu quá không tốt hay mắc bệnh táo bón
Bánh mì nghèo chất dinh dưỡng và chất xơ. Ăn nhiều sẽ gây ra gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Những người có tiền sử bệnh về đường tiêu hóa hoặc hay bị táo bón nên tránh xa loại thực phẩm này.
3. 4 thực phẩm kỵ với trứng
- Hồng
Ăn hồng ngay sau khi thưởng thức món trứng là một điều tối kỵ đối với sức khỏe. Hành động này có thể kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm như ngộ độc thực phẩm, viêm dạ dày cấp tính, kết sỏi trong phổi.
- Thịt ngỗng, thịt thỏ
Đó là bởi cả thịt thỏ, thịt ngỗng và trứng đều có tính hàn và chứa một số chất có hoạt tính sinh học, khi kết hợp cùng nhau sẽ sinh ra những phản ứng kích thích tiêu hóa, tạo thành chứng tiêu chảy.
- Đường
Kỳ thực, việc làm này sẽ khiến cho protein fructose acid amin trong trứng kết hợp với lysine và tạo thành một chất rất khó hấp thu vào cơ thể, thậm chí còn gây ra nhiều phản ứng bất lợi đối với sức khỏe.
- Sữa đậu nành
Khi thưởng thức đồng thời hai loại thực phẩm này, protein trong trứng sẽ kết hợp cùng trypsin trong sữa đậu, gây cản trở quá trình phân giải và hấp thụ chất đạm của cơ thể. Điều này cũng làm hao hụt hàm lượng dinh dưỡng trong sữa và trứng.
Bữa sáng thật tuyệt vời khi có thêm món bánh mì tẩm trứng chiên lạ miệng, hẳn là mọi người sẽ thích lắm đây. Các bạn nhớ lưu lại công thức để đãi cả nhà thường xuyên nhé! Chúc các bạn thành công.