Site icon Medplus.vn

Lúa là cây thuốc chữa bệnh? Công dụng và những bài thuốc từ cây lúa

Cây Lúa

Cây Lúa

Gắn liền với đời sống của người Việt cũng như có ý nghĩa to lớn với nên kinh tế quốc gia. Cây Lúa còn là một vị thuốc chữa bệnh, giúp giải độc, chữa tiêu chảy, cảm cúm,… Cùng Medplus Tìm hiểu rõ hơn về loại dược liệu này nhé!

Thông tin cơ bản

Tên tiếng Việt: Lúa tẻ, Ngạnh mễ, Khẩu chăm (Tày), Ba té (Bana), Còi (Kho)

Tên khoa học: Oryza sativa L.

Họ: Poaceae (Lúa)

Đặc điểm cây

Cỏ mọc hằng năm, cao 0,7-1,5m.

Nơi sống và thu hái

Cây của vùng Á châu nhiệt đới, được trồng làm lương thực ở khắp nơi. Có hai thứ là Lúa tẻ – var.utilissima A. Camus và Lúa nếp – var. glutinosa Tanaka.

Thu hái các bộ phận của cây quanh năm.

Bộ phận dùng

Hạt thóc, rễ lúa – Semen et Radix Oryzae; đạo nha – Fructus Oryzae Germunatus.

Thành phần hoá học, tính vị

Thành phần hoá học

Người ta cũng đã biết trong lúa có các thành phần sau: Vitamin A, B, D và E, mỡ 20%, hydratcarbon, protein, adenin, cholin, acid arachidic, lignoxeric, palmitic, aloic, phytosterin.

Tính vị, tác dụng

Công dụng và những bài thuốc về Lúa

Công dụng

Gạo là thành phần quan trọng bữa ăn của nhân dân ta, bồi bổ cho cơ thể và đem lại cân bằng cho cơ thể.

Hạt thóc đã ngâm cho nẩy mầm rồi phơi khô gọi là cốc nha, đạo nha dùng thay cho mạch nha, giúp sự tiêu hoá và là thức ăn có tinh bột có tác dụng rất tốt cho những người ăn uống kém tiêu, không muốn ăn, còn chữa các bệnh phù do thiếu vitamin.

Ở Philippin, cám được dùng để chế thuốc phòng và chữa bệnh thiếu các loại vitamin B. Dầu cám dùng trộn với rau để ăn. Rễ và thân của Lúa là thuốc lợi tiểu. Quả thóc chưa bóc vỏ dùng làm thuốc đắp cho dịu.

Đơn thuốc

1. Giải phiền nhiệt trong trường hợp sốt cao, ra nhiều mồ hôi, háo khát

Dùng Gạo tẻ một nắm, lá Tre hay Cỏ lá tre một nắm cùng sắc uống. Có thể thêm bột thạch cao 10-12g cùng uống.

2. Nôn mửa hay ỉa chảy háo khát, rối loạn tiêu hoá

Dùng Gạo tẻ sao sắc uống thay nước và thay ăn.

3. Chữa nôn ói không dứt

Dùng Gạo nếp 20g, sao vàng, Gừng củ 3 lát, sắc uống (Nam dược thần hiệu).

4. Giải nhiệt

Gạo tẻ, sao tới vàng đậm 100g  thêm 2 – 3 lít nước, đun kỹ. Để nguội, uống hằng ngày, nhất là ngày nóng bức, có tác dụng giải nhiệt, giải khát, chống say nắng.

5. Giải thử, hạ sốt

Khi bị bị sốt cao, ra nhiều mồ hôi, mặt đỏ nhừ, thậm chí phát cuồng, mê sảng, YHCT gọi là tà nhiệt đã nhập vào phần dinh, phần khí, phần huyết, phần tâm bào, có thể dùng phương “Bạch hổ thang” gồm: Thạch cao 32g, tri mẫu 16g, ngạnh mễ (gạo sao hơi vàng) 32g, cam thảo 8g. Dùng dưới dạng thuốc sắc, chia đều, ngày uống 3 lần.

6. Trị chứng đái ra chất đục trắng

Lấy rơm lúa nếp còn mới, có mầu vàng, khô, thơm, cắt đoạn 3-5 cm, rửa sạch, đem nấu. Cứ 100 g, thêm nước, sắc đặc lấy 1 bát, phơi sương một đêm, sáng sớm hôm sau cho uống.

7. Giải cảm hàn, giảm đau, giảm ngứa khi dị ứng thời tiết

Khi bị cảm lạnh, cơ thể đau mỏi, đau đầu, đôi khi bụng đau lạnh… lấy gạo sao nóng già, có thể cho thêm ít muối ăn để tăng khả năng giữ nhiệt. Bọc gạo vào miếng vải mỏng, chà xát, hoặc đấm nhẹ vào nơi bị đau, bị ngứa.

8. Trị táo kết, trướng bụng

Trong trường hợp bị táo kết, bụng trướng lên, mặt bị vàng ra, ợ chua, ăn uống không tiêu, có thể dùng  gạo nếp 32g,  gừng khô 4g, vỏ quýt  2g, hạt ba đậu 2 hạt.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo.
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng.
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Nguồn: Tracuuduoclieu
Các nguồn tổng hợp uy tín.
Exit mobile version