Việc lưu ý khi cho bé bú mẹ đúng cách là những kiến thức, thông tin vô cùng quan trọng khi các mẹ chăm sóc trẻ sơ sinh. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng vô cùng quý giá đối với mỗi đứa trẻ, nhưng khi cho trẻ bú, mẹ phải lưu ý đến cách cho bé bú, tư thế cho bé bú…như thế nào để giúp cho mẹ và bé có những phút giây thư giãn thoải mái cùng nhau.
1. Một số biểu hiện nhận biết bé đòi bú
Khi bé đói thường sẽ có một có biểu hiện sau đây để mẹ có thể nhận biết trẻ muốn đòi bú, đó là trẻ mút miệng, liếm môi và thè lưỡi, chuyển động mắt nhanh, tạo tiếng khi mút miệng, hay đưa tay vào miệng mút,…
Trong quá trình mẹ đang cho trẻ bú, mẹ nên thường xuyên để mắt đến những biểu hiện của bé để nhận ra ngay từ những dấu hiệu đầu tiên cho biết trẻ đang đói.
2. Thời gian cho bé bú
Thời gian cho bé bú ở mỗi trẻ sẽ khác nhau. Điều này phụ thuộc vào lứa tuổi và khả năng bú của từng bé, có bé sẽ bú cạn bầu sữa mẹ chỉ trong thời gian ngắn hay cũng có trường hợp trẻ bú khá lâu. Do đó, mẹ nên để bé tự bú theo khả năng của mình cho đến khi trẻ đã no thì sẽ tự động rời bỏ vú mẹ một cách tự nhiên.
Bên cạnh đó, việc cho bé bú mẹ theo nhu cầu sẽ kích thích tiết sữa dễ dàng hơn và cũng tăng cường sự tiếp xúc qua da giữa mẹ và bé.
3. Những lưu ý khi cho bé bú mẹ đúng cách
3.1 Mẹ nên nhờ gia đình phụ giúp chăm sóc con để tránh mất sức
Khi chăm sóc trẻ sơ sinh, sự mệt mỏi, lo lắng hay mất ngủ có thể làm mẹ bị giảm lượng sữa. Trường hợp này, mẹ cần gia đình hỗ trợ để có thể phụ giúp chăm sóc bé trong những tháng đầu tiên, như vậy mẹ sau sinh sẽ có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn.
Đồng thời, mẹ cũng cần uống nhiều nước và ăn những loại thực phẩm có tác dụng kích thích cho nhiều sữa một cách tự nhiên để có đủ sữa cho con bú nhé.
3.2 Không bỏ sữa non
Sữa non là sữa vàng đầu tiên mẹ tiết ra vào tuần đầu sau khi sinh. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ vì thấy sữa non có màu vàng nên cho đó là sữa bẩn không tốt cho trẻ sơ sinh và đã bỏ đi lượng sữa đó, không cho bé bú. Nhưng đây thực chất là một sai lầm. Vì sữa non màu vàng sậm nên rất giàu protein.
Sữa non không chỉ chứa dưỡng chất cần thiết cho bé sơ sinh mà còn có một hàm lượng lớn các chất kháng thể và bạch cầu giúp bé chống lại các loại bệnh tật.
3.3 Giúp bé tìm vú mẹ và bú đúng cách
Khi cho bé bú, để đảm bảo bé ngậm vú mẹ một cách chính xác và nhận đủ sữa từ mẹ, các mẹ có thể làm theo những bước sau:
Đầu tiên, kẹp vú với ngón tay cái bên trên và ngón trỏ bên dưới, chạm nhẹ núm vú vào môi dưới của bé. Lúc này, bé sẽ quay đầu về phía núm vú của mẹ, miệng mở rộng để bú.
Khi bé mút vú đúng cách sẽ có một dấu ấn rõ miệng bé và vú. Nếu muốn bé ngưng bú hoặc để di chuyển bé sang vú kế bên, mẹ hãy từ từ thả bé ra khỏi vú bằng cách nhẹ nhàng đặt ngón tay của bạn giữa hai nướu răng của bé để trẻ ngưng động tác mút.
3.4 Tư thế cho bé bú
Có nhiều tư thế cho bé bú, mẹ có thể chọn tư thế phù hợp và thoải mái cho mình nhất. Tư thế phổ biến nhất thường được các bà mẹ cho con bú đó là ngồi thẳng (có thể dựa lưng vào tường hay giường) và đặt bé ngang trên đùi mẹ, đối mặt với núm vú của mẹ khi bú.
3.5 Cho bé bú đều 2 bên
Khi cho bé bú, nên để bé bú cạn một bên vú rồi mới chuyển sang bên vú còn lại để đảm bảo bé bú đủ sữa từ cả hai bầu vú mẹ. Với trường hợp cho bé bú bên vú còn lại mà bé chỉ bú một chút thì mẹ nên vắt phần sữa còn lại ra.
Mẹ lưu ý nếu lần đầu tiên, bé bắt đầu bú từ ngực trái trước, thì đến lần bú sau, mẹ hãy cho bé bắt đầu từ ngực phải trước, cho bé bú luân phiên có tác dụng giúp bé làm quen với tư thế bú và giúp sữa về đều ở cả hai bên.
3.6 Tránh cho trẻ bú quá lâu
Thời gian bú mỗi bầu vú chỉ khoảng 10 phút. Trong thời gian này, hai phút đầu tiên bé bú được khoảng 50% tổng lượng sữa có trong bầu vú. Hai phút tiếp theo bé có thể bú được 80-90% tổng lượng sữa, còn sáu phút cuối bé không bú hoặc chỉ ngậm ti mẹ.
Tuy nhiên, sáu phút này cũng vô cùng quan trọng, vì bé bú mút sẽ kích thích tuyến sữa làm tăng thêm lượng sữa tiết ra cho lần bú sau.
Xem thêm bài viết:
- Nên cho trẻ uống sữa ít béo hay sữa nguyên kem?
- Giữ cơm trưa an toàn thực phẩm cho trẻ
- Thể dục cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt
Nguồn: verywellfamily