Site icon Medplus.vn

Mã đâu linh – Cùng tìm hiểu 9 bài thuốc “kỳ diệu” trong Đông Y

11 - Medplus

Mã Đâu Linh luôn được xem là dược liệu quý trong Y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

Tên tiếng Việt: Cây khố rách, Viên diệp mã đâu linh, Đại diệp mã đâu linh

Tên khoa học: Aristolochia kwangsiensis Chun et How

Họ: Mộc hương (Aristolochiaceae)

1. Đặc điểm dược liệu

Mã đậu linh là cây dây leo, dài 5-6m. Cành non có lông tơ dày màu vàng; cành già có vỏ nứt nẻ thành rãnh sâu theo chiều dọc. Lá dọc hình tim tròn hoặc gần tròn, đầu tù, mép nguyên, mặt trên màu lục sẫm có lông ở gân, mặt dưới trắng nhạt có lông dày mịn; cuống lá dài 7-8cm. Hoa màu hồng tím mọc 1-2 cái ở nách lá. Bao hoa hình ống uốn cong hình lưỡi câu, màu xám phớt tím, phủ đầy lông; phiến hoa màu hồng tím, đường kính 3cm, chia làm ba thuỳ, mặt trên có nhiều gai màu tím sẫm, họng màu vàng. Quả nang hình trụ dài 8-10cm, phủ lông mịn.

Mùa hoa quả tháng 1-5. Tháng 9 ~ 10 lúc quả từ xanh ngã sang vàng hái xuống liền cuống, phơi khô.

2. Phân Bố và Thu Hái

Rễ của mã đâu linh cũng có thể dùng làm vị thuốc. Rễ được thu hoạch vào mùa thu, dùng tươi hay phơi khô.

Mã đâu linh chủ yếu sản xuất ở các vùng như Hà Bắc, Sơn Đông, Thiểm Tây, Liêu Ninh, Sơn Tây, Hà Nam, Hắc Long Giang (Trung Quốc).

3. Bào chế

Công dụng và Liều dùng

1. Thành phần hóa học

Quả và hạt hàm chứa Aristolochic acid, Aristolochinic acid, Magnoflorine, Debilic acid v.v… (Trung dược đại từ điển).

2. Tính vị và Quy kinh

Mã đậu linh có vị đắng, cay tính hàn. Vào kinh Phế, Đại trường.

3. Tác dụng dược lý

4. Chủ trị

5. Liều dùng

Sắc uống 3 ~ 10g. Dùng ngòai lượng thích hợp, sắc thang xông rửa. Thường dùng sống, người Phế hư ho lâu dùng chích.

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

1. Trị bụng nước lâu ngày như cái trống lớn

Nấu nước Mã đâu linh uống vậy. (Thiên kim phương)

2. Trị tâm thống

Mã đâu lớn 1 quả, đốt tồn tính trên đèn, nghiền nhỏ, uống với rượu ấm. (Trích nguyên phương)

3. Trị trẻ con phế hư, thở to suyễn gấp

A giao 1 luợng 5 chỉ (sao cám), Thử niêm tử (sao thơm), Cam thảo (Chích) mỗi vị 2,5 chỉ, Mã đâu linh 5 chỉ, Hạnh nhân 7 cái (bỏ vỏ, nhọn), gạo nếp 1 lượng (sao). Thuốc trên nghiền nhỏ, mỗi lần uống 1,2 chỉ, nước 1 chén , sắc còn 6 phân, uống ấm sau bửa ăn. (Giản yếu tế chúng phương)

4. Trị phế khí ho suyễn

Mã đâu linh (chỉ dùng mặt trong, bỏ vỏ, bơ nửa lượng, đổ vào chén trộn hòa đều, lửa nhỏ sao khô), Cam thảo 1 lượng (chích). 2 vị nghiền nhỏ, mỗi lần uống 1chỉ, nước 1 chén, sắc còn 6 phân, nhắp uống ấm, hoặc dùng thuốc bột ngậm nuốt nước cũng được. (Tiểu nhi dược chứng trực quyết – A giao tán)

5. Chữa chứng ho ra máu, thuộc chứng Phế âm hư

A giao 60g, Mã đậu linh 20g, Ngưu bàng tử 10g, Chích thảo 10g, Hạnh nhân 6g, Gạo nếp sao 40g. Các vị tán mịn, mỗi lần uống 8g, hoặc sắc uống. Tác dụng: Dưỡng âm bổ Phế, chỉ khái huyết. (Bổ Phế A Giao Thang)

6. Phế nhiệt biểu hiện như ho, hen nhiều đờm vàng

Mã đậu linh 12g, Tỳ bà diệp 12g, Tiền hồ 110g, Tang bạch bì 12g, Hoàng cầm 12g. Sắc uống. (Kinh Nghiệm Dân Gian).

7. Phế hư biểu hiện như ho có ít đờm hoặc đờm có máu và thở nông

Mã đậu linh 12g, Sa sâm 12g, Mạch đông 12g, Tử uyển 12g, A giao 12g, Can thảo 6g. Sắc uống. (Kinh Nghiệm Dân Gian).

8. Chữa Phế nhiệt, ho khan, mũi chảy máu

Tang bạch bì 12g, Mã đậu linh 12g, Cam thảo 8g, Địa cốt bì 12g, Ngạnh mễ 20g, Các vị tán bột làm hoàn hoặc có thể dùng thuốc thang theo liều lượng trên gia giảm. Tác dụng: Thanh tả Phế nhiệt, bình suyễn chỉ khái. (Tả Bạch Tán gia Vị).

9. Chữa ho Phế hư khí yếu, ho khạc ra máu

Mã đậu linh 12g, Sa sâm 12g, Khoản đông hoa 12g, Cát cánh 12g, Tang bạch bì 12g, Ngũ Vị tử 12g, A giao 12g, Bối mẫu 12g, Ô mai 3 quả. Sắc uống ngày 1 thang chia ba lần trong ngày. Công dụng: Ích khí, liễm Phế, chỉ khái. (Cửu Tiên Tán gia giảm).

Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

 

 

Exit mobile version