Mã thầy luôn được xem là dược liệu quý trong Y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay Medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!
Thông Tin Dược Liệu
Tên tiếng Việt: Mã thầy, Củ năn (miền Bắc), Củ năng (miền Nam), Bột tề
Tên khoa học: Heleocharis plantaginea R. Br
Họ: Cói – ( Cyperaceae )
1. Đặc điểm dược liệu
Cây có củ to mọc dưới nước. Thân không có lá, tròn dài, gần như chia đốt, ngoài mặt có khía dọc, phía trong có nhiều vách ngang. Lá được thay thế bới những bẹ hình trụ. Cụm hoa chỉ gồm có một bông nhỏ màu vàng nâu ở ngọn.
2. Phân bố
Cây mã thầy được nhân dân những vùng núi cao lạnh gần biên giới Việt Nam Trung Quốc trồng để lấy củ ăn.
Củ mã thầy to bằng củ hành, ngoài có lớp vỏ màu nâu đen. Khi dùng thì cạo lớp vỏ này rồi ăn sống hay nấu với thịt. Có khi được nấu chè ăn cho mát.
3. Bộ phận dùng làm thuốc
Phần củ được ứng dụng để làm thức ăn và dược liệu.
4. Thu hái – Sơ chế
Mã thầy được trồng trong một năm sau đó thu hoạch củ. Do đó, mỗi năm chỉ có một mùa, thường thu hái vào tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Thời điểm thu hoặc Mã thầy thích hợp là khi mặt đất phía dưới gốc cây chuyển sang màu vàng, điều này chứng tỏ củ đã trưởng thành và sẵn sàng để thu hoạch.
Củ thường được sử dụng tươi, không cần qua công đoạn chế biến và bảo quản. Tuy nhiên, củ sau khi thu hái nên lưu trữ ở nơi khô ráo, tránh ẩm ướt sẽ gây hư hỏng.
Công dụng và Liều dùng
1. Thành phần hóa học
Trong 100 g củ Mã thầy chứa 84 g nước (68.52%). Do đó, củ thường được sử dụng để làm thức uống. Ở một số nơi, có thể hòa nước ép với mật ong để uống, có tác dụng làm ẩm phổi.
2. Tính vị
- Mã thầy tính hàn, vị ngọt nhẹ.
3. Quy kinh
Chưa tìm thấy tài liệu ghi nhận.
4. Tác dụng dược lý
Theo Đông y
Tác dụng ích khí, an trung, khai vị, tiết thực, được sử dụng để trị nhiều bệnh do nhiệt, vàng da hay tỳ vị hư hàn.
Theo nghiên cứu trong y học học hiện đại
- Ổn định đường huyết, điều trị tiểu đường.
- Hỗ trợ cải thiện tình trạng vàng da do suy giảm chức năng gan.
- Tăng cường tổng hợp các chất béo và protein.
- Kháng khuẩn, tiêu viêm.
- Nhuận tràng, điều trị táo bón.
- Hỗ trợ phòng ngừa, ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.
5. Cách dùng và liều lượng
Ngoài công dụng làm thức ăn bổ mát, được dùng làm thuốc chữa bệnh tiêu khát, bệnh về gan, trường hợp nhiệt, ngày dùng 10-20g dưới dạng thuốc sắc.
Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu
1. Chữa đái máu
Mã thầy 150g, rau câu 30g, râu ngô 30g, sắc uống ngày 1 thang, chia nhiều lần.
2. Chữa băng huyết
Lấy mã thầy 1 củ đốt tồn tính, tán bột, uống với rượu nhẹ.
3. Chữa bệnh trĩ
Mã thầy 500g (giã nhỏ), địa du 30g, đường đỏ 150g, cho tất cả vào sắc nhỏ lửa lấy nước, ngày uống 2 lần, cần uống trong 3 ngày liền.
4. Chữa ho gà
Mật ong 50g, màng trong mề gà (sao vàng tán bột) 10g, tỏi 10g (ép lấy nước), mã thầy 500g (ép lấy nước), cho vào một lượng nước đun sôi, chia 2 lần uống, mỗi lần 2 thìa cà phê.
5. Thanh nhiệt tiêu thũng
Củ mã thầy 500g, thịt vịt nước 500g, đường phèn 30g, nấu ăn. Hay củ mã thầy 60g, cá diếc 300g, hành, dấm, đường 20g, nấu ăn.
6. Hạ áp, thanh nhiệt, tiêu thũng
Củ mã thầy 100g, thịt lợn nạc 300g, rau cần 200g, dầu, hành, đường, làm thành món xào và ăn.
7. Bổ phế thận
Củ mã thầy 100g, bầu dục lợn 1 đôi, đường phèn 30g (đập nát), nước 2.000ml, làm sạch đun sôi 25 phút và ăn.
8. Thanh nhiệt lợi thủy
Mã thầy 60g, củ cải trắng 150g, gạo 200g, nấu thành cháo ăn.
9. Chữa chứng mụn nước
Lấy 6 củ mã thầy rửa sạch, giã nát, trộn đều với lòng trắng của 1 quả trứng gà, rồi bôi lên mụn.
10. Chữa phù toàn thân, tiểu tiện khó, khát nước, táo bón
Củ mã thầy 20g, rễ lau tươi (lô căn) 30g, sắc lấy nước uống ngày 1 thang chia 2 – 3 lần…
Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh
Kiêng Kị
- Mã thầy là dược liệu dạng củ, phát triển dưới đất và bùn lây do đó có nhiều côn trùng và ký sinh trùng bám vào. Vì vậy cần chú ý rửa sạch, gọt vỏ để tránh nhiễm vi trùng.
- Đối với bệnh nhân thiếu lá lách hoặc đau dạ dày, không nên sử dụng quá nhiều Củ năng dưới dạng củ thô, chưa chế biến.
- Phụ nữ mang thai không nên dùng củ Phụ nữ đang có con bú tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.
- Khi dùng để điều trị, phòng ngừa ung thư nên ép nước tươi, không nên đun sôi. Bởi vì đun nóng có thể làm bay hơi các hoạt chất hỗ trợ điều trị ung thư, do đó làm giảm hiệu quả điều trị.
Lời kết
Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !
Lưu ý
- Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
- Người bệnh không tự ý áp dụng
- Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn
Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam