Site icon Medplus.vn

Mách bạn 6 phương pháp chữa Viêm da cơ địa hiệu quả

Viêm da cơ địa là một chứng viêm da, ngứa mãn tính. Bệnh lý này có thể đi kèm với các bệnh cơ địa khác như hen suyễn, sốt cỏ khô hay viêm mũi dị ứng… Các triệu chứng của viêm da cơ địa thường khởi phát rất sớm, ngay từ tuổi sơ sinh, có thể tiếp tục đến lúc trưởng thành hoặc cũng có thể xuất hiện bất cứ thời điểm nào trong đời.

Viêm da cơ địa là một chứng viêm da, ngứa mãn tính

Vậy nguyên nhân và dấu hiệu bị viêm da có nguy hiểm không? cách điều trị như thế nào? Cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây nhé.

1. Viêm da cơ địa là gì?

Viêm da cơ địa tiếng anh là Atopic dermatitis, còn được gọi là bệnh chàm thể tạng, bệnh liken đơn mạn tính, eczema hay bệnh sẩn ngứa besnier. Đây là bệnh viêm da mãn tính tiến triển thành từng đợt kèm theo đó là tình trạng mẩn ngứa đỏ, ngứa ngáy khó chịu.

Viêm da cơ địa xuất hiện từ nhỏ và tái phát lại nhiều lần đến lớn theo vòng xoắn: Ngứa ngáy – Gãi ngứa – Mẩn đỏ (xước da, lở loét nếu móng tay không được vệ sinh, chứa nhiều vi khuẩn). Bệnh không có khả năng lây nhiễm từ người sang người nhưng lại có tính chất di truyền và dễ gặp ở người bị hen, dị ứng thuốc và viêm mũi dị ứng.

Các loại viêm da cơ địa thường gặp là:

Ngoài ra, viêm da cơ địa còn được phân loại thành viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh, ở trẻ em và người lớn.

Thông thường, trẻ sẽ khỏi phát bệnh vào 2 tháng đầu. Theo số liệu thống kê, có đến 60% trẻ bị viêm da cơ địa phát bệnh trong năm đầu đời. Số liệu giảm dần là 30% trong 5 năm đầu và 10% từ 6 – 20 tuổi. Bệnh rất hiếm khi khởi phát ở độ tuổi trưởng thành.

2. Nguyên nhân và các yếu tố gây viêm da cơ địa

Hiện nay, các nhà khoa học chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây viêm da cơ địa và các thể chàm khác. Tuy nhiên cơ chế khởi phát bệnh có liên quan đến yếu tố cơ địa và hoạt động quá mẫn của hệ miễn dịch.

Các nguyên nhân có thể gây ra bệnh viêm da cơ địa, bao gồm:

3. Nhận biết viêm da cơ địa qua từng giai đoạn

Viêm da cơ địa là một dạng tổn thương da mãn tính, đặc trưng bởi triệu chứng ngứa ngáy dai dẳng và kéo dài. Tổn thương lâm sàng của bệnh lý này phụ thuộc vào giai đoạn phát triển, độ tuổi của từng trường hợp và yếu tố kích thích.

Triệu chứng của viêm da cơ địa trong giai đoạn cấp, bao gồm:

4. Yếu tố nguy cơ gây viêm da cơ địa

– Một số yếu tố sau đây được coi là yếu tố gây nên bệnh hoặc làm nặng lên các triệu chứng của bệnh:

+ Do ăn các loại thực phẩm như: Tôm, cua, cá, ốc, trứng, sữa….

+ Hít phải nấm mốc, phấn hoa, biểu bì và lông súc vật, len dạ, khói thuốc lá…

+ Tiếp xúc với: xà phòng hoặc các chất tẩy rửa; một số loại nước hoa và mỹ phẩm; các hoá chất như chlorine, dầu mỡ, cát, bụi bẩn; tiếp xúc với đồ vật gây ngứa: dây lưng, đồng hồ, các loại trang sức, phụ kiện…

+Thời tiết hanh khô, độ ẩm thấp

+ Mất độ ẩm trên da sau khi tắm, đặc biệt tắm nước nóng.

+ Thay đổi nhiệt độ đột ngột.

+ Nhiễm trùng da, đặc biệt do vi khuẩn tụ cầu vàng

5. Điều trị viêm da cơ địa

– Tránh chà xát, gãi

– Sử dụng thuốc bôi, thuốc uống chống ngứa

– Sử dụng thuốc kháng sinh đề phòng bội nhiễm vi khuẩn

– Bôi kem dưỡng ẩm rất cần thiết vừa có tác dụng chống khô da vừa có tác dụng tránh ngứa, hạn chế tái phát. Kem dưỡng ẩm phải được sử dụng hàng ngày và dùng lâu dài sau khi triệu chứng đã được cải thiện.

– Loại trừ và tránh các chất gây dị ứng như đề cập ở trên.

– Điều trị viêm da cơ địa cần rất cẩn trọng, có sự hợp tác rất chặt chẽ giữa thầy thuốc và người bệnh

– Tuỳ theo giai đoạn bệnh là cấp tính, bán cấp hay mạn tính mà sử dụng thuốc cho phù hợp.

Lưu ý: Việc điều trị cho người viêm da dị ứng nên theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Tuyệt đối không tự mua thuốc để tự điều trị hoặc người nhà khi không có kiến thức chuyên môn về y học.

6. Phòng ngừa viêm da cơ địa

Loại bỏ các yếu tố gây bệnh hoặc làm bệnh nặng lên:

– Tránh ăn các loại thực phẩm có nguy cơ gây bệnh như tôm, cua, cá, ốc, trứng, sữa. Tránh sử dụng các thực phẩm có tính cay, nóng.

– Tránh tiếp xúc với các đồ vật, hóa chất nghi ngờ gây bệnh

– Vệ sinh môi trường sống: Nhằm loại bỏ các tác nhân gây bệnh.

– Không nên nuôi động vật trong nhà, nhất là mèo, chó.

– Luôn luôn giữ cho da sạch sẽ, bấm móng tay và đi găng tay để không bị trầy xước da gây nhiễm khuẩn khi gãi.

–  Nên mặc các loại quần áo vải mỏng, mềm, tránh các loại áo lồng thú

–  Hàng ngày nên tắm bằng nước ấm (không nên dùng nước quá nóng).

– Thường xuyên sử dụng kem dưỡng ẩm cho da

– Tăng cường sức đề kháng bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý đặc biệt lưu ý uống đủ nước mỗi ngày.

Nguồn tham khảo:

Exit mobile version