Site icon Medplus.vn

Mách bạn cách chăm sóc trẻ bị quai bị đơn giản ngay tại nhà

Trẻ bị quai bị có sao không? Nguyên nhân trẻ bị quai bị

Chăm sóc trẻ bị quai bị cũng quan trọng không kém việc điều trị. Đây là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ. Đối tượng trẻ dễ mắc quai bất thường rơi vào 6-10 tuổi. Bệnh có khả năng truyền nhiễm thông qua đường hô hấp. Dấu hiệu đặc trưng của người bệnh là vùng quai hàm bị sưng rất đau. Bệnh có thể tự khỏi nhưng một số trường hợp cần sự can thiệp y tế. Các trường hợp nặng do chăm sóc sai cách có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân trẻ bị quai bị

Để việc chăm sóc trẻ bị quai bị hiệu quả, bạn cần nắm được nguyên nhân gây bệnh cho trẻ.

Quai bị là một loại bệnh gây ra bởi virus Mumps, làm sưng đau ở tuyến nước bọt. Bệnh lây qua tiếp xúc thông thường khi trong không khí có chứa virus gây bệnh.

Ai cũng có thể mắc bệnh, tuy nhiên trẻ em là đối tượng dễ bị bệnh hơn cả. Theo thống kê, có đến 80% trường hợp mắc bệnh là trẻ em dưới 15 tuổi. Đặc biệt, trẻ từ 6-10 tuổi là thường gặp nhất.

Loại virus này có thể lây nhiễm vào nhiều bộ phận của cơ thể bé, đặc biệt là ở tuyến nước bọt mang tai. Vì thế, phần mặt 2 bên trước tai và dưới gò má trẻ sẽ sưng và rất đau.

Bệnh thường phát vào mùa đông xuân, khi thời tiết bắt đầu chuyển lạnh. Bệnh xuất hiện ở những nơi đông người như: nhà trẻ, trường học, ký túc xá, khu tập thể…

Quai bị lan chủ yếu qua đường hô hấp do nước bọt bị nhiễm trùng khi người bệnh nói chuyện, ho hoặc hắt hơi. Người bị quai bị một lần sẽ có miễn dịch bền vững với bệnh này đến cuối đời.

Cách chăm sóc trẻ bị quai bị đơn giản ngay tại nhà

Khi trẻ có các dấu hiệu quai bị, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để chẩn đoán xác định. Nếu đúng là quai bị thể nhẹ, bác sĩ sẽ hướng dẫn bố mẹ cách chăm sóc trẻ ở nhà như:

Lưu ý bố mẹ không nên sử dụng lá cây, vôi để bôi, đắp lên vùng bị sưng vì có thể gây bỏng, tăng nguy cơ bị bội nhiễm. Trẻ bị viêm tinh hoàn có thể sử dụng quần lót nâng tinh hoàn để giảm đau.

Nếu quan sát thấy trẻ có các biểu hiện biến chứng hoặc thấy bệnh nặng lên, cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay.

Thực đơn giúp việc chăm sóc trẻ bị quai bị thêm hiệu quả

Cho trẻ ăn những thức ăn dạng lỏng

Việc bị sưng hai bên mang tai khiến cho việc ăn uống trở nên khó khăn bởi các cơn đau nhức. Do đó, trẻ không thể ăn các thức ăn cứng như thông thường. Lúc này, mẹ nên nấu cho trẻ các món ăn dạng lỏng, mềm, dễ nuốt và giàu dinh dưỡng từ các thực phẩm: cháo, súp… Ăn uống đều đặn khiến cơ thể không bị mất dinh dưỡng và các chất cần thiết.

Nếu quá đau mẹ chú ý nấu loãng và chia ra làm nhiều bữa. Khi trẻ dễ ăn hơn mới nấu đặc dần và thức ăn cũng thay đổi từ cháo sang loại mềm hơn.

Chăm sóc trẻ bị quai bị bằng các loại đậu

Các loại đậu, ngũ cốc chính là thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Với bệnh quai bị các mẹ có thể dùng đậu ninh lên cho con ăn đặc biệt nên dùng nhiều đậu đen và đậu xanh để nấu cháo hoặc chè. Bởi 2 loại đậu này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc khiến bệnh có tiến triển tốt.

Cho trẻ uống nhiều nước

Bị quai bị khiến cho tuyến nước bọt bị sưng và gây ra sốt. Khi sốt cơ thể mất nhiều nước. Vì vậy mẹ cần chú ý bổ sung ngay nước cho trẻ. Ngoài việc uống nước lọc bình thường cũng nên cho trẻ uống nước pha thêm chút muối để bù đắp chất điện giải cũng như có tác dụng diệt khuẩn.

Cho trẻ ăn nhiều rau

Nên ăn nhiều rau để cung cấp chất khoáng cho cơ thể. Với bệnh này con rất khó ăn nên khi nấu cháo hoặc súp mẹ có thể xay nhuyễn rồi nấu kèm sẽ dễ ăn hơn.

Phòng ngừa trẻ bị quai bị

Bên cạnh việc chăm sóc trẻ bị quai bị, phòng ngừa cũng là việc bố mẹ nên ưu tiên hàng đầu. Tiêm phòng vắc-xin là biện pháp phòng bệnh chủ động an toàn và hiệu quả nhất. Vắc-xin quai bị là vắc-xin virus sống giảm độc lực, an toàn, không gây sốt, tạo kháng thể cao, bảo vệ 75 – 95% trường hợp tiếp xúc, miễn dịch ít nhất 17 năm. Vắc-xin quai bị hiện nay là loại kết hợp cùng lúc phòng 3 bệnh: sởi, quai bị, rubella. Vắc-xin được khuyến cáo tiêm cho trẻ trên 1 tuổi; thường tiêm 2 liều, liều đầu lúc trẻ 12 – 15 tháng và lặp lại liều 2 lúc trẻ 4 – 6 tuổi.

Lời kết

Chăm sóc trẻ bị quai bị sẽ thật đơn giản những lưu ý trên. Đa phần trẻ có thể tự khỏi nếu được chăm sóc tốt. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng vượt ngoài tầm kiểm soát thì bạn nên đưa bé đến bệnh viện ngay. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

Nguồn: Tham khảo

Exit mobile version