Site icon Medplus.vn

Mai Mực – Thần Dược chuyên trị Chứng Đau Dạ Dày có thể bạn chưa biết

7mai muc2 - Medplus

Mai mực được biết là loại dược liệu quý trong Đông y với công dụng điều trị rất nhiều bệnh khác nhau. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

Tên tiếng Việt: Hải phiêu tiêu, Mai mực cá, Ô tặc cốt, Mai mực

Tên khoa học: Sepia esculenta Hoyle, Sepia andrean Steen-Strup

Họ: Sepiidae

1. Đặc điểm

Mực là động vật sống ở vùng nước có độ mặn cao.Loài động vật này sinh sống thành bầy và thường kiếm ăn ở tầng nước trên.

Mực có phần thân và phần đầu rõ ràng. Phần thân có dạng ống dài và rỗng bên trong. Trong khi đó phần đầu nhỏ và có nhiều xúc tu. Mực thường có màu trắng, đốm tím nhưng khi còn sống màu da có thể thay đổi tùy theo màu nước để tránh các loài động vật khác.

2. Bộ phận dùng

Toàn thân con mực đều được sử dụng. Trong đó mai mực được dùng riêng để làm thuốc.

3. Phân bố

Mực sinh sống nhiều hầu hết các vùng biển trên thế giới. Ở nước ta, mực sinh sống nhiều ở vùng biển của tỉnh Khánh Hòa, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Thanh Hóa và Nghệ An.

4. Thu bắt – sơ chế

Mực được thu bắt quanh năm. Sau khi bắt về, đem rửa sạch và mổ lấy thịt. Lấy mai mực ra khỏi thân, đem ngâm rửa cho hết mặn và phơi khô. Khi dùng dược liệu, nên cạo sạch vỏ cứng và tán nhỏ.

5. Bảo quản

Nơi khô ráo.

Công dụng và Liều dùng

1. Tính vị

Vị mặn, tính ôn

2. Thành phần hóa học

Mai mực chứa chủ yếu là các thành phần vô cơ, bao gồm muối natri clorua, canxi photphat, canxi carbonate, chất keo và một số ít chất hữu cơ.

3. Tác dụng dược lý

Theo Đông y

Mai mực là loại dược liệu có vị mặn, tính ấm khi đi vào cơ thể sẽ có tác dụng làm lành các vết loét, cầm máu, loại bỏ khí hư. Vì vậy, chúng thường được sử dụng trong các bài thuốc điều trị băng huyết, mắt mờ, ợ chua, viêm loét dạ dày,…

Theo Y học hiện đại

Thành phần hoạt chất bên trong mai mực còn có tác dụng rất tốt đối với cơ thể và dạ dày như muối natri clorua, canxi carbonat, canxi photphat, chất keo,… Một số công dụng của mai mực trong điều trị đau dạ dày là:

Bên cạnh công dụng điều trị đau dạ dày, người ta còn tận dụng loại dược liệu này để cải thiện nhiều bệnh lý khác nhau như viêm tai giữa, nôn hoặc ho ra máu, đại tiện ra máu, cầm máu các vết thương hở,…

4. Cách dùng – liều lượng

Mai mực chủ yếu được dùng ngoài (tán bột, rắc lên vết thương). Ngoài ra dược liệu cũng được dùng ở dạng thuốc bột hoặc thuốc viên. Liều dùng tham khảo: 4 – 6g/ ngày.

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

1. Bài thuốc chữa đau dạ dày do tiết nhiều chất chua

Nguyên liệu

Mai mực

Cách thực hiện

  1. Mai mực đem cạo bỏ phần vàng đục và vỏ cứng, đem rửa sạch và để cho ráo nước.
  2. Cho mai mực vào chảo nóng sao khô và tán thành bột mịn.
  3. Mỗi lần sử dụng lấy khoảng 5g pha với nước đun sôi để uống.
  4. Nên thực hiện cách này 3 lần/ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.
  5. Kiên trì áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày, sau một thời gian tình trạng đau dạ dày sẽ thuyên giảm.

2. Đau dạ dày do viêm loét dạ dày – tá tràng

 Nguyên liệu

Cách thực hiện

  1. Tất cả các nguyên liệu trên đem làm sạch, phơi khô và tán thành bột mịn.
  2. Trộn đều chúng lại với nhau, cho vào lọ thủy tinh bảo quản dùng dần.
  3. Mỗi lần lấy khoảng 5g pha với nước sôi để sử dụng.
  4. Áp dụng cách này 3 lần/ngày, nên kiên trì thực hiện trong thời gian dài để mang lại hiệu quả.

3. Bài thuốc giảm táo bón và ợ chua, ợ hơi

4. Bài thuốc làm tăng hồng cầu và chữa bệnh đau dạ dày

Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh

Khi sử dụng mai mực để điều trị đau dạ dày bạn cần phải lưu ý một số điều dưới đây:

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn , tham khảo

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

 

Exit mobile version