Site icon Medplus.vn

Mần Tưới | Vị Thuốc Giúp Thông Kinh, Lợi Tiểu Hiệu Quả

Mần tưới là một loài cây thuộc họ Cúc được trồng khá phổ biến ở vùng nông thôn miền Bắc nước ta. Cây có thể vừa dùng để làm rau ăn, vừa dùng để làm thuốc trị bệnh hiệu quả. Vậy dược liệu mần tưới có công dụng cụ thể như thế nào? Trị bệnh ra sao? Hãy cùng Medplus tìm hiểu rõ hơn về loại dược liệu này nhé!

1. Thông tin dược liệu

Tên thường gọi: Mần tưới; Trạch lan; Hương thảo; Co phất phứ; Bội lan

Tên khoa học: Eupatorium fortunei

Họ: Cúc (danh pháp khoa học: Asteraceae)

Đặc điểm dược liệu

Mần tưới là cây thân thảo sống nhiều năm, cây có chiều cao từ 30 – 100cm. Thân và cành có màu tím, rãnh chạy dọc và được phủ một lớp lông tơ.

Lá hình dải rộng, mọc đối xứng, đầu lá thường nhọn còn gốc thường thon và tròn. Lá có mép răng cưa đều, rộng khoảng 2.5 – 4.5cm và dài khoảng 5 – 12cm. Gân lá hình lông chim, bề mặt lá nhẵn. Hoa mọc thành cụm, màu tím nhạt. Quả bế, có 5 cạnh và màu đen. Cây ra hoa vào tháng 7 – 11 và sai quả vào tháng 9 – 12.

Bộ phận dùng

Toàn cây.

Thu hái và chế biến

Thu hái thân và lá hoặc có thể nhổ toàn cây, loại bỏ đất. Có thể dùng dược liệu tươi hoặc phơi khô ở nơi râm mát, để dùng từ từ.

Phân bố

Mần tưới phân bố nhiều ở các tỉnh phía Bắc như Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Thái Nguyên.

Mần tưới thường mọc ở ven suối, trong rừng ẩm. Cây ra hoa từ tháng 2 đến tháng 6 hàng năm, nhưng đôi khi cũng ra hoa vào mùa đông.

Ngoài ra thì cũng có thể trồng ở vườn nhà.

Ngoài Việt Nam, cây còn phân bố ở một số nước như Ấn Độ, Lào, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga

2. Công dụng và tác dụng chính

Thành phần hóa học

Trong mần tưới chủ yếu là tinh dầu (p-cymen, methyl thymol ether, meryl acetat, lindelofin, acid O-coumaric, taraxasteryl palmitat.

Tính vị

Vị cay, hơi đắng, tính ấm và có mùi thơm.

Quy kinh

Quy vào kinh Tỳ và Can.

Tác dụng dược lý

Theo y học hiện đại:

Theo y học cổ truyền:

Cách dùng và liều lượng

Dược liệu tươi: Mỗi ngày sắc uống từ 50 – 150 g.

Dược liệu khô: Mỗi ngày sắc uống từ 10 – 20 g.

Nếu dùng ngoài thì có thể dùng ở bất cứ liều nào.

3. Bài thuốc sử dụng

Bài thuốc điều trị rong kinh

Bài thuốc trị thống kinh (đau bụng kinh) và kinh nguyệt không đều

Bài thuốc chữa chứng chậm kinh, máu kinh xấu, thường ra màu nâu đen

Bài thuốc trị tỳ vị hư yếu khiến tiêu hóa kém, bụng đầy trướng và đau tức ngực

Bài thuốc trị người nóng vào buổi chiều, miệng đắng, đi tiểu vàng, rêu lưỡi nhờn hơi vàng

Bài thuốc chữa mụn nhọt sưng chưa sinh mủ, da sưng tấy, bầm tím do chấn thương

Bài thuốc giải cảm do nắng nóng

Bài thuốc giúp kích thích tiêu hóa và giải nhiệt cơ thể

Bài thuốc trị chứng mất ngủ, mệt mỏi và ăn uống kém ở phụ nữ sau khi sinh

Bài thuốc giúp giảm gàu ở da đầu

Bài thuốc giúp xua đuỗi muỗi

4. Những điều cần lưu ý khi dùng dược liệu

Không dùng cho người có thể âm hư và huyết nhiệt. Người huyết hư nhưng không có ứ trệ không nên dùng. Nên dùng bài thuốc từ mần tưới cho người bị chậm kinh. Người có kinh nguyệt đến sớm hơn không nên sử dụng dược liệu này.

5. Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé!

Lưu ý:

  1. Thông tin về dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Quý độc giả không nên tự ý sử dụng phối bài thuốc mà sử dụng
  3. Quý độc giả nên tham vấn ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng, để hạn chế tác dụng phụ và tác dụng không mong muốn

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Xem thêm bài viết:

Exit mobile version