Site icon Medplus.vn

Mang thai được theo chế độ ăn thuần chay không?

Mang thai được theo chế độ ăn thuần chay không?

Theo Học viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng, tổ chức chuyên gia dinh dưỡng lớn nhất quốc gia, đã cho rằng chế độ ăn thuần chay là lành mạnh và đủ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, miễn là có kế hoạch phù hợp – vì phụ nữ từ bỏ các sản phẩm thịt có nguy cơ thấp hơn về chất dinh dưỡng, đặc biệt là sắt và vitamin B12.

Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về chế độ ăn thuần chay cho phụ nữ mang thai thì bạn hãy đọc bài viết bên dưới nhé!

Mang thai có nên theo chế độ ăn thuần chay không?

Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thấp hơn ở phụ nữ thuần chay

Chế độ ăn thuần chay đã được chứng minh là mang lại một số lợi ích cho sức khỏe. Nhưng nó có tốt khi bạn đang mang thai hay không?

Thường các chất dinh dưỡng cần thiết trong thời kỳ mang thai sẽ khó lấy hơn từ các nguồn thực vật. Tuy nhiên, một kế hoạch tốt của chế độ ăn thuần chay là ăn nhiều trái cây và rau củ cũng có thể giúp bảo vệ bạn tránh khỏi những biến chứng khi mang thai (**bên dưới). Ngoài ra, chế độ ăn thuần chay này có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ở trẻ em như hen suyễn, chàm, tiểu đường và thậm chí là ung thư.

Nếu bạn vẫn còn cảm thấy lo lắng vì có thể sẽ không nhận đầy đủ chất cần thiết cho thai nhi, bạn có thể tham khảo ý kiến của một chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo rằng bạn sẽ nhận được tất cả dinh dưỡng cần thiết trong thai kỳ nhé!

Lợi ích của chế độ ăn thuần chay khi mang thai

Giảm nguy cơ tiền sản giật

Tiền sản giật là một biến chứng thai kỳ nghiêm trọng liên quan đến huyết áp cao và tổn thương nội tạng. Tiền sản giật thường liên quan đến tăng cân nhanh chóng và ăn thực phẩm giàu chất béo bão hòa.

Một chế độ ăn thuần chay lành mạnh có thể bảo vệ chống lại chứng tiền sản giật đang phát triển.

Giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ

hế độ ăn thuần chay có nhiều chất xơ — bao gồm trái cây, rau và ngũ cốc — và ít chất béo bão hòa có thể làm giảm nguy cơ tăng cân quá mức và tiểu đường thai kỳ. Nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ, chế độ ăn thuần chay có thể làm giảm khả năng sinh mổ. Nó cũng có thể làm giảm nhu cầu insulin của bạn. 

Giảm nguy cơ mắc một số dị tật ống thần kinh và u não

Dị tật ống thần kinh, là dị tật bẩm sinh của não, cột sống hoặc tủy sống, có liên quan đến việc hấp thụ nhiều nitrat trong thai kỳ. Vì thịt ướp muối và cá hun khói là nguồn cung cấp nitrat chính trong hầu hết các chế độ ăn kiêng nên chế độ ăn thuần chay sẽ giảm nguy cơ này. 

Lời khuyên cho một chế độ ăn thuần chay lành mạnh

Phụ nữ mang thai ăn thuần chay có được chất dinh dưỡng từ thực vật

Thực hiện theo các hướng dẫn này để đảm bảo rằng chế độ ăn thuần chay của bạn lành mạnh và sẽ đáp ứng tất cả các nhu cầu dinh dưỡng của bạn trong thai kỳ:

Rủi ro của chế độ ăn thuần chay khi mang thai

Chế độ ăn thuần chay khi mang thai cần phải lành mạnh, đa dạng và được lên kế hoạch tốt. Nếu không rất có thể sẽ thiếu chất dinh dưỡng cần thiết. Chế độ ăn thuần chay thiếu các chất dinh dưỡng như protein, vitamin B12, vitamin D, canxi, DHA và sắt làm tăng nguy cơ con bạn bị nhẹ cân hoặc dị tật bẩm sinh

Chế độ ăn thuần chay cần bao gồm những điều sau đây, đặc biệt nếu bạn đang mang thai: 

Chế độ ăn thuần chay cũng dễ làm phụ nữ mang thai thiếu vitamin B12. Thiếu vitamin B12 có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, tiểu đường thai kỳ, sinh non và dị tật thai nhi.  Có thể bổ sung vitamin B12 từ thực vật như sữa đậu nành, sữa hạnh nhân, sữa dừa, sữa gạo, ngũ cốc, tảo, rong biển và nấm.

Các nguồn sắt từ thực vật bao gồm các loại thực phẩm như đậu, rau xanh đậm, trái cây khô, quả hạch và hạt. Bạn vẫn có thể cần bổ sung, đặc biệt là trong nửa sau của thai kỳ. 

Thiếu chất dinh dưỡng này ảnh hưởng đến mắt, não và hệ thần kinh của em bé. Những chất béo lành mạnh này có thể được tìm thấy trong các loại thực phẩm như quả óc chó, hạt chia, hạt lanh và cải Brussels.

Canxi cần thiết cho sự phát triển của xương và răng sữa của thai nhi. Do đó, khi ăn thuần chay, phụ nữ mang thai nên thêm hạt vừng, rau lá xanh, đậu phụ vào bữa ăn để bổ sung canxi.

Các loại đậu hạt thích hợp cho chế độ ăn thuần chay khi mang thai

Kẽm rất cần thiết cho việc tăng cường miễn dịch và sự phát triển của thai nhi. Do đó, phụ nữ ăn chay khi mang thai nên bao gồm các loại đậu (đậu xanh, đậu lăng, đậu phụ) và hạt (hạt óc chó, hạt điều, hạt chia, hạt lanh xay, hạt bí ngô).

Ăn không đủ chất đạm có thể làm chậm quá trình tăng trưởng và phát triển của bé. Để chế độ ăn thuần chay giàu protein, thai phụ có thể thêm đậu đỏ-xanh, đậu phụ, ngũ cốc nguyên hạt và rau.

Không đủ hàm lượng có thể làm tăng nguy cơ bị tiền sản giật, sinh con nhẹ cân và sẩy thai. Các nguồn cung cấp vitamin D thuần chay là nấm, nước cam, ngũ cốc, sữa đậu nành, sữa gạo và sữa hạnh nhân. Nếu bạn không nhận đủ Vitamin D từ ánh sáng mặt trời, bạn có thể cần bổ sung.

Kết luận

Thống kê cho chúng ta thấy rằng tỷ lệ mắc các bệnh như tiểu đường thai kỳ thấp hơn ở phụ nữ thuần chay và họ thường duy trì mức cân nặng khi mang thai khỏe mạnh hơn.

Tóm lại, chế độ ăn thuần chay theo kế hoạch đúng đắn và được cân nhắc kỹ lưỡng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho cả mẹ và bé, cả khi mang thai và sau khi sinh.

Xem thêm

Nguồn: Báo Lao động

Exit mobile version