Site icon Medplus.vn

[Chế độ thai sản 2020] Mang thai hộ có được hưởng chế độ thai sản không?

Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là một thủ tục được pháp luật ghi nhận nhằm tạo điều kiện cho cặp vợ chồng không thể sinh con mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp hỗ trợ sinh sản có thể có con bằng hình thức nhờ người khác mang thai hộ. Vậy mang thai hộ có được hưởng chế độ thai sản không? Cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây nhé.

1. Mang thai hộ là gì?

Mang thai hộ theo quy định của Pháp luật

Mang thai hộ có hai trường hợp là mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và mang thai hộ vì mục đích thương mại.

1.1. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Theo quy định tại Khoản 22 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.

1.2. Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Điều 95 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

1. Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản.

2. Vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện sau đây:

3. Người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau đây:

4. Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không được trái với quy định của pháp luật về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

2. Mang thai hộ có được hưởng chế độ thai sản không?

Mang thai hộ có được hưởng chế độ thai sản không

2.1. Điều kiện hưởng chế độ thai sản cho lao động nữ nhờ mang thai hộ

Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 115/2015/NĐ-CP và Khoản 1, Khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014:

Điều kiện để lao động nữ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản là đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con.

Về tính xác định thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con được quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT- BLĐTBXH, cụ thể:

2.2. Chế độ thai sản cho lao động nữ nhờ mang thai hộ

Chế độ thai sản cho lao động nữ nhờ mang thai hộ

Các chế độ, trợ cấp về thai sản mà người mang thai hộ được hưởng theo quy định của pháp luật:

2.2.1. Chế độ nghỉ thai sản trong thời gian mang thai

1. Được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày.Trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai hộ có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.

2. Trường hợp khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

Lưu ý: Ngày nghỉ trên bao gồm cả ngày nghỉ lễ, tết và nghỉ hàng tuần.

2.2.2. Chế độ trợ cấp với lao động nữ khi sinh

Lao động nữ mang thai hộ khi sinh con mà có đủ điều kiện quy định tại mục 1 thì được hưởng các chế độ sau:

1. Trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ mang thai hộ sinh con;

2. Nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến ngày giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ như sau:

– Sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa hồi phục thì lao động nữ mang thai hộ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo quy định tại Điều 41 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Điều 41: Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản

1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này; trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

3. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

3. Kết luận

Medplus đã trả lời câu hỏi mang thai hộ có được hưởng chế độ thai sản không rồi? Điều kiện để lao động nữ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản là đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con. Như vậy người mang thai hộ vẫn được nhận chế độ thai sản với điều kiện trên. Nếu bạn có người thân có kế hoạch mang thai hộ hãy lưu ý điều kiện này để không bị mất quyền lợi nhé.

Exit mobile version