Site icon Medplus.vn

Mang thai ngoài tử cung: 6 vấn đề bạn nên biết

Mang thai ngoài tử cung xảy ra khi trứng đã thụ tinh làm tổ bên ngoài tử cung, thường là trong ống dẫn trứng, nhưng nó cũng có thể làm tổ trên buồng trứng, khoang bụng hoặc cổ tử cung. Mang thai ngoài tử cung là tình trạng nguy hiểm có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn và tử vong nếu không được điều trị. Điều quan trọng là phải biết các triệu chứng và tìm kiếm sự chăm sóc khẩn cấp nếu nghi ngờ mang thai ngoài tử cung.

Tỷ lệ mang thai ngoài tử cung đã tăng đều trong 50 năm qua, ước tính khoảng 1% đến 2% của tất cả các trường hợp mang thai. Tình trạng này là nguyên nhân hàng đầu gây ra các biến chứng thai kỳ nghiêm trọng và là nguyên nhân của hơn 75% các trường hợp trong ba tháng đầu gây tử vong ở mẹ. Tuy nhiên, những tiến bộ trong kỹ thuật chẩn đoán và điều trị đã cải thiện đáng kể kết quả.

Cùng Medplus tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này qua bài viết sau nhé!

6 điều cần lưu ý về mang thai ngoài tử cung (Hình ảnh minh họa)

1. Các triệu chứng của mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung có thể gây chuột rút ở một hoặc cả hai bên của vùng bụng dưới, đau vai và chóng mặt, cùng với các triệu chứng mang thai điển hình, chẳng hạn như căng tức ngực, buồn nôn và trễ kinh. Một số phụ nữ sẽ bị chảy máu âm đạo, và mức độ hormone thai kỳ gonadotropin màng đệm người (hCG) có thể tăng chậm hơn dự kiến.

Mang thai ngoài tử cung có thể gây chuột rút ở hai bên phần bụng dưới (Hình ảnh minh họa)

Mặc dù nhiều triệu chứng của thai ngoài tử cung giống với các triệu chứng của thai khỏe mạnh, nhưng bạn vẫn phải luôn cần sự chăm sóc và quan tâm để có thể được hỗ trợ kịp thời khi có triệu chứng bất thường xảy ra.

98% trường hợp mang thai ngoài tử cung xảy ra ở vòi trứng. Nếu không được điều trị, thai ngoài tử cung có thể phát triển cho đến khi vỡ ống dẫn trứng, gây chảy máu nhiều bên trong ổ bụng và có thể dẫn đến sốc. Các triệu chứng của vỡ ống dẫn trứng bao gồm đau dữ dội ở vùng bụng, chảy máu âm đạo, chóng mặt, và ngất xỉu.

2. Chẩn đoán mang thai ngoài tử cung

Việc xác định vị trí của phôi thai trong thời gian đầu của thai kỳ không phải lúc nào cũng rõ ràng, vì vậy để chẩn đoán mang thai ngoài tử cung là rất khó.

Ngoài xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ hormone thai kỳ và nhóm máu của bạn, bác sĩ có thể sử dụng phương pháp siêu âm qua ngã âm đạo để kiểm tra xem túi thai có nằm trong tử cung hay không.

2.1. Nồng độ HCG

Nồng độ hCG của bạn có thể được kiểm tra để kiểm tra tốc độ hormone tăng lên trong máu của bạn theo thời gian. Trong các trường hợp mang thai bình thường, hormone này sẽ tăng gấp đôi khoảng hai ngày một lần.

Vấn đề xảy ra với thai kỳ có thể do nồng độ hCG không tăng như mong đợi, tuy nhiên chỉ một điều này thì không đủ để thể hiện rằng bạn có khả năng mang thai ngoài tử cung.

2.2. Siêu âm

Siêu âm được sử dụng để xác định vị trí của phôi thai. Nếu thai trong tử cung được xác nhận qua siêu âm thì khả năng mang thai ngoài tử cung là rất hiếm. Đôi khi việc siêu âm cũng sẽ không thể chẩn đoán được thai ngoài tử cung vì phôi thai và túi thai quá nhỏ.

Tuy nhiên, khi thai lớn hơn một chút thì việc xác định và chẩn đoán sẽ chính xác hơn. Và nếu túi thai không nhìn thấy trong tử cung, rất có thể bạn đã mang thai ngoài tử cung.

2.3. Nội soi ổ bụng

Trong những tình huống khẩn cấp, quy trình nội soi sẽ được thực hiện để đưa ra chẩn đoán và điều trị. Điều này được thực hiện trong một phòng phẫu thuật như một cuộc phẫu thuật. Nếu thai ngoài tử cung được xác nhận qua nội soi, bác sĩ phẫu thuật rất có thể sẽ loại bỏ phôi thai trong quá trình thực hiện này.

Thông qua nội soi ổ bụng, bác sĩ có thể tiến hành loại bỏ phôi thai nằm ngoài tử cung (Hình ảnh minh họa)

3. Nguyên nhân dẫn đến mang thai ngoài tử cung

Khi thai khỏe mạnh, trứng và tinh trùng gặp nhau trong ống dẫn trứng, tạo thành phôi thai, sau đó di chuyển đến tử cung để làm tổ và phát triển. Trong trường hợp mang thai ngoài tử cung, phôi thai không đến được tử cung và làm tổ ở nơi khác (thường là ở ống dẫn trứng).

Nguyên nhân phổ biến của mang thai ngoài tử cung, cụ thể là thai trong ống dẫn trứng, là sự bất thường của ống dẫn trứng. Khi có tắc nghẽn, viêm nhiễm hoặc các khu vực trong ống dẫn trứng bị dị dạng, phôi có thể bị mắc kẹt và làm tổ ở vị trí không đúng chỗ. Phẫu thuật hoặc nhiễm trùng ống dẫn trứng có thể dẫn đến tổn thương đường sinh sản của phụ nữ.

Một nguyên nhân khác được nghi ngờ là sự mất cân bằng nội tiết tố, đặc biệt là estrogen. Bất thường của phôi thai cũng có thể là nguyên nhân. Song, vẫn còn nhiều điều chưa biết về cách thức, nguyên nhân và thời điểm xảy ra thai ngoài tử cung.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã xác định được nhiều yếu tố nguy cơ thường đi kèm với tình trạng này.

4. Các yếu tố rủi ro

Một người mang thai ngoài tử cung không phải lúc nào cũng có các yếu tố nguy cơ có thể xác định được, nhưng có một số yếu tố đã được biết đến bao gồm:

Trong số những phụ nữ sử dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, tỷ lệ mang thai ngoài tử cung tăng gấp 2,5 đến 5 lần so với tỷ lệ mang thai tự nhiên.

5. Điều trị mang thai ngoài tử cung

Có hai hình thức điều trị chính cho thai ngoài tử cung: hóa chất và phẫu thuật. Các lựa chọn điều trị sẽ phụ thuộc vào vị trí phôi thai đã làm tổ cũng như thai ngoài tử cung đã phát triển bao xa.

5.1. Điều trị bằng hóa chất

Điều trị hóa chất được thực hiện bằng một loại thuốc gọi là methotrexate. Nó được sử dụng trong những trường hợp không khẩn cấp, không có nguy cơ bị vỡ ống dẫn trứng do thai đã lớn. Methotrexate được đưa vào cơ thể bằng cách tiêm và làm cho thai ngoài tử cung ngừng phát triển mà không gây hại cho ống dẫn trứng và các cơ quan khác.

Xét nghiệm máu để đo nồng độ hCG, một loại hormone chỉ có trong thai kỳ, có thể xác định xem có cần điều trị thêm hay không. Bạn sẽ được theo dõi chặt chẽ bằng các xét nghiệm máu cho đến khi nồng độ hCG trở về 0 để chắc chắn rằng mô thai đã được hấp thụ hoàn toàn.

Sẽ không an toàn để mang thai lại cho đến khi thai ngoài tử cung được giải quyết hoàn toàn.

5.2. Can thiệp phẫu thuật

Nếu thai ngoài tử cung có nguy cơ bị vỡ hoặc đã bị vỡ vòi trứng, tình trạng này nguy hiểm đến tính mạng. Phương pháp điều trị cho những trường hợp này là phẫu thuật để loại bỏ phôi thai. Phẫu thuật cũng thường được thực hiện nếu thai đã lớn hoặc có một lý do y tế nào khác để không sử dụng phương pháp điều trị bằng hóa chất.

Thai ngoài tử cung có thể làm vỡ vòi dẫn trứng (Hình ảnh minh họa)

6. Đối diện với mang thai ngoài tử cung

Đau buồn khi mang thai ngoài tử cung hơi khác so với các dạng sẩy thai khác. Cùng với việc mất con, mang thai ngoài tử cung cũng phải đối mặt với tình trạng nguy hiểm đến tính mạng và ảnh hưởng có thể đến khả năng sinh sản sau này của bạn. Hãy cho bản thân thời gian để đối mặt với cảm xúc khi bạn lành lại về mặt thể chất.

Một số phụ nữ có thể đấu tranh với suy nghĩ rằng em bé có thể đang phát triển bình thường và có nhịp tim vào thời điểm phẫu thuật. Mặc dù bạn hiểu rằng em bé sẽ không thể sống sót sau khi đủ tháng, nhưng bạn cũng sẽ có cảm xúc lẫn lộn về việc phải bỏ thai.

7. Khả năng sinh sản trong tương lai sau khi mang thai ngoài tử cung

Khi thể chất của bạn được hồi phục, bạn có thể sẽ băn khoăn về khả năng mang thai thành công trong tương lai. Nếu ống dẫn trứng của bạn không bị tổn thương, bạn hoàn toàn có cơ hội mang thai trở lại, mặc dù có nguy cơ mang thai ngoài tử cung khác cao hơn mức trung bình. Nếu ống dẫn trứng của bạn bị tổn thương hoặc bị cắt bỏ, bạn vẫn có thể mang thai, tuy nhiên hãy tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ.

Ngoài ra, bạn nên đợi ít nhất ba tháng sau khi điều trị để thụ thai trở lại để đảm bảo rằng cơ thể bạn đã hoàn toàn bình phục và không có bất kỳ loại thuốc nào (nếu được sử dụng) còn nằm trong cơ thể bạn. Tuy nhiên, nếu bạn có thai trước khung thời gian đó, trong nhiều trường hợp, thai kỳ vẫn có thể khỏe mạnh.

Giữ liên lạc với bác sĩ của bạn nếu bạn quyết định cố gắng thụ thai một lần nữa. Nghiên cứu cho thấy từ 10% đến 27% phụ nữ sẽ mang thai ngoài tử cung lặp lại, việc chăm sóc trước khi sinh sớm và theo dõi chặt chẽ là điều cần thiết.

Mang thai ngoài tử cung cũng giống như nhiều bệnh khác trong thai kỳ, tất nhiên là điều mà không ai mong muốn xảy ra. Cũng không thể lường trước được liệu việc đó có xảy ra với mình trong suốt thai kỳ hay không. Vì vậy, bạn lúc nào cũng hãy chăm lo cho sức khỏe của bản thân và người mà bạn yêu thương kể cả trước, trong, và sau thai kỳ nhé! Phụ nữ luôn cần được chăm sóc, bất kể họ mạnh mẽ thế nào.

Nguồn tham khảo: What Is Ectopic Pregnancy?

Bài viết có liên quan:

Exit mobile version