Site icon Medplus.vn

Mang tiêu: Vị thuốc điều trị các bệnh về ngũ tạch, giúp nhuận táo mà bạn nên biết

Mang tiêu

Mang tiêu

A. Thông tin về Mang tiêu

Mang tiêu hay còn được gọi là Phác tiêu, Huyền minh phấn. Đây là nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc từ Đông Y xa xưa, nay đã được tự sản xuất trong nước. Mang tiêu được sử dụng nhằm thông bí, giải nhiệt, độc trong ngũ tạng, giúp cơ thể được điều hoà, “thay cũ đổi mới”.

Tên khoa học: Mirabilita, Natrium Sulfuricum, Sal Glauberis.

1. Chế biến

2. Phân bố

Trước đây, trong Đông y, ta vẫn phải nhập mang tiêu của Trung Quốc. Từ năm 1958, các cơ sở trong nước cũng đã tự sản xuất được.

3. Thành phần hoá học

Theo các nghiên cứu, mang tiêu nguyên chất chỉ có Na2SO4.10H2O, trong đó tỷ lệ Na2O là 19,3%, SO3,24,8%, H2O là 55,9%.

Tuy nhiên, nếu là mang tiêu thiên nhiên chế thành thì có thể chứa nhiều tạp chất, ví dụ mang tiêu tỉnh Sơn Tây (Trung Quốc) có NaSO4, FeSO4, CaSO4, K2SO4, KCl, nước.

4. Tác dụng dược lý

Do ion S04 có phân tử lớn khó qua màng ruột nằm lại trong ruột và hút nước ở các tổ chức tới ruột làm loãng phân, do đó làm cho đại tiện dễ dàng.

Người ta còn cho rằng muối natri sunfat có tác dụng kích thích sự bài tiết của ruột và ức chế hiện tượng chống co bóp bình thường của ruột.

Đông y coi mang tiêu có vị mặn, đắng, tính hàn, vào 3 kinh vị, đại tràng và tam tiêu. Có tác dụng tiêu tích, tà nhiệt, nhuận táo, làm mềm chất rắn, trị bách bệnh hàn nhiệt, tà khí,trục tích tụ trong ngũ tạng, hoá huyết bế đờm kết, thay cũ đổi mới.

B. Công dụng và liều dùng

1. Chữa bàng quang nóng, tiểu tiện không thông

Dùng mang tiêu tán nhỏ. Ngày uống 2 hay 3 lần, mỗi lần uống 4g, pha với nước tiểu hồi.

2. Chữa nhức đầu không chịu được

Lấy mang tiêu tán nhỏ, thổi vào mũi.

3. Chữa ăn uống không tiêu, trong bụng ì ạch

Nguyên liệu: Mang tiêu 30g, ngô thù du 40g.

Sắc nước uống dần, khi thấy chuyển thì thôi.

4. Chữa chàm, mề đay

Nguyên liệu: Mang tiêu, bạch phàn mỗi vị 30g.

Hòa hỗn hợp trên trong nước sôi, tắm rửa lúc nước còn nóng.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cũng như một số công dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý:

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo.
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng.
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  4. Phàm vị hư, không thực nhiệt, phụ nữ có thai không được dùng (Theo tài liệu Đông Y).

Nguồn tham khảo

Tracuuduoclieu.vn và các nguồn uy tín khác.

Exit mobile version