Site icon Medplus.vn

Mào gà đỏ – Dược liệu chuyên trị rong kinh, bế kinh

mao-ga-do-duoc-lieu-chuyen-tri-rong-kinh-be-kinh

mao-ga-do-duoc-lieu-chuyen-tri-rong-kinh-be-kinh

Theo y học cổ truyền, Hoa mào gà đỏ vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt trừ thấp, lương huyết, chỉ huyết, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như trĩ, kinh nguyệt không đều, đới hạ (khí hư), mày đay,… Cùng MedPlus tìm hiểu kỹ về công dụng và bài thuốc hay nhé !

mao-ga-do-duoc-lieu-chuyen-tri-rong-kinh-be-kinh
mao-ga-do-duoc-lieu-chuyen-tri-rong-kinh-be-kinh

Thông tin cơ bản

1. Thông tin khoa học:

2. Mô tả Cây

3. Phân bố, thu hái và chế biến

Phân bố

Thu hoạch

Bộ phận dùng

Chế biến

Công dụng và tác dụng chính

A. Thành phần hoá học

B. Tác dụng dược lý

C. Công dụng, tính vị và liều dùng

Tính vị

Quy Kinh

Công năng

Công Dụng

Lưu Ý:

Liều dụng:

Bài thuốc sử dụng

mao-ga-do-duoc-lieu-chuyen-tri-rong-kinh-be-kinh

1. Chữa xuất huyết ruột, xuất huyết dạ dày:

Lấy 10g hoa mào gà đỏ khô ( tương đương 25 – 30g tươi ). Giã nhỏ. Mỗi lần uống 1 – 2g x 3 – 4 lần trong ngày. Kết hợp lấy 10 hạt mào gà nhai kỹ, nuốt nước, lấy bã đắp ngay vị trí bị rắn cắn.

2. Chữa rong kinh, máu ra nhiều trong kỳ hành kinh

Dùng 30g hoa mào gà đỏ sắc với rượu uống

3. Cao huyết áp:

Kê quan hoa 3 – 4 cái, Hồng táo 10 quả, sắc uống hàng ngày.

4. Thổ huyết:

Kê quan hoa sao giấm tán vụn, uống mỗi lần 6g, mỗi ngày 2 lần với nước ấm hoặc Kê quan hoa (dùng cả cây) lượng vừa đủ, sắc uống, hoặc Hoa mào gà trắng sao giấm tán vụn, uống mỗi lần 6g với một chút rượu, hoặc Hoa mào gà trắng tươi 15 – 24g (loại khô dùng 6 – 15g) hầm với phổi lợn lượng vừa đủ trong 1 giờ rồi chia ăn vài ba lần trong ngày.

5. Di tinh:

Hoa mào gà trắng 30g, Kim ti thảo (Melica scabrosa Trin) 15g, Kim anh tử 15g, sắc uống.

6. Đại tiện ra máu:

Hoa mào gà sao cháy tán bột, uống mỗi lần 6 – 9g, mỗi ngày uống 2 – 3 lần, hoặc Hoa mào gà trắng 15g, Phòng phong 6g, Tông lư thán 10g, sắc uống, hoặc Hoa mào gà 30g, Ngải diệp 30g sao đen, sắc uống. Nhọt độc vùng gáy: (cảnh thư): Hoa mào gà tươi, Nhất điểm hồng tươi (Begonia wilsonii Gagn) và Liên tử thảo tươi lượng bằng nhau, rửa sạch giã nát, chế thêm một chút đường đỏ rồi đắp vào tổn thương.

7. Trĩ lở loét:

Kê quan hoa 3g, Ngũ bội tử 3g, một chút Băng phiến, tất cả tán bột, trộn với mật lợn rồi bôi lên vùng loét.

8. Bế kinh:

Kê quan hoa tươi 24g hầm với 60g thịt lợn nạc, chia vài lần ăn trong ngày.

9. Rong kinh:

Kê quan hoa 20g, ngải cứu 20g sao cháy. Sắc uống ngày một thang. 10 ngày là một liệu trình.

10. Kinh nguyệt quá nhiều (đa kinh):

Kê quan hoa lượng vừa đủ, sấy khô tán bột, uống mỗi lần 6g khi bụng đói với một chút rượu, hoặc Hoa mào gà sao cháy tán bột uống mỗi lần 6 – 9 g với nước ấm, hoặc Hoa mào gà trắng sấy khô tán bột, uống mỗi ngày 2 lần mỗi lần 6g với một chút rượu vang hoặc nước ấm.

12. Kinh nguyệt không đều:

Kê quan hoa đỏ và trắng mỗi loại 9g sắc uống, hoặc Kê quan hoatrắng 15g, Long nhãn hoa 12g, ích mẫu thảo 9g, thịt lợn nạc vừa đủ, hầm ăn, nếu có kèm theo khí hư thì gia thêm vỏ trắng rễ Tần bì 9g.

13. Mày đay:

Kê quan hoa dùng cả cây sắc uống và ngâm rửa, nếu nốt sẩn màu đỏ thì dùng hoa màu đỏ, nếu sắc trắng thì dùng hoa màu trắng, hoặc Kê quan hoa cả cây và Thương nhĩ thảo lượng vừa đủ, sắc lấy nước ngâm rửa. Kết quả nghiên cứu dược lý thực nghiệm cho thấy, dịch sắc Kê quan hoa có tác dụng tiêu diệt trùng roi âm đạo (chỉ sau 5 – 10 phút tiếp xúc với dịch thuốc). Kê quan hoa còn có khả năng nâng cao sức chịu đựng của tế bào cơ tim trong điều kiện thiếu ôxy, làm hạ huyết áp, giảm nhịp tim, từ đó làm giảm lượng ôxy tiêu hao của cơ tim.

 Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn tham khảo
Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam
Exit mobile version