Có rất nhiều nguyên nhân khiến mắt bị mờ gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Vì thế, khi xuất hiện tình trạng này, bạn cần đi khám để có hướng điều trị kịp thời, tránh việc dẫn tới mất thị lực vĩnh viễn. Dưới đây, Songkhoe.medplus.vn xin chia sẻ đến bạn một số cách phòng ngừa để có một đôi mắt khỏe đẹp là như thế nào. Hãy cùng theo dõi nhé!
Mắt mờ, thị lực kém là gì?
Mắt mờ là tình trạng mắt không thể nhìn thấy rõ mọi vật. Khi nhìn các vật ở xa như bản hiệu trên đường hoặc phụ đề trên tivi. Những người khác gặp phải tình trạng ngược lại – họ gặp khó khăn khi nhìn vật ở khoảng cách gần. Thị lực mờ đôi khi chỉ ảnh hưởng một mắt, đôi khi hai mắt, và nó có thể là tạm thời hoặc lâu dài. Bạn có thể bị mờ mắt nếu bạn bị cận hoặc viễn thị. Trường hợp này bạn cần phải sử dụng kính để nhìn rõ mọi vật xung quanh.
Nguyên nhân dẫn đến mắt mờ ?
- Cận thị, viễn thị, lão thị: Có thể nhìn rõ vật khi ở gần hoặc ở xa tùy vào các tật khúc xạ bạn mắc phải.
- Các nhiễm trùng mắt: Nấm và virus có thể gây ra nhiễm trùng ở các phần khác nhau của mắt. Nó có thể gây ra các bệnh như phù, chảy nước mắt và đau buốt, cũng như là thị lực mờ.
- Khô mắt, mỏi mắt: Thuốc nhỏ mắt có thể giúp ích trong trường hợp này.
- Đau nửa đầu: Có thể ảnh hưởng thị lực của vài người trong thời gian ngắn.
- Trầy xước giác mạc: Sẽ khiến cho khả năng quan sát của bạn bị mờ đi do vết xước.
- Viêm võng mạc sắc tố: Tập hợp rối loạn do gen dẫn đến sự thoái hóa các tế bào võng mạc. Nó có thể gây ra khó khăn khi nhìn ban đêm.
- Đục thủy tinh thể: Phổ biến ở những người trên 40 tuổi, thủy tinh thể trở nên mờ đục, làm việc nhìn mọi thứ trở nên khó khăn.
- Võng mạc đái tháo đường: Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến võng mạc do lượng đường trong máu tăng cao, làm mờ mắt.
- Đột quỵ: Đột quỵ làm giảm thị lực. Đi kèm với đột quỵ, đôi khi người bệnh sẽ nhận thấy sự suy giảm thị lực vì các sợi thần kinh mang thông tin đến mắt bị tổn thương.
Các triệu chứng của mắt mờ
Khi bạn bị mờ mắt, nhìn không rõ thường đi kèm với những dấu hiệu sau:
- Choáng váng;
- Nheo mắt;
- Nhức mỏi mắt;
- Ngứa mắt, đỏ mắt;
- Chảy nước mắt;
- Nghiêm trọng hơn là nhìn mọi vật bị méo mó, biến dạng.
Chẩn đoán mắt mờ
Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh bằng cách hỏi và kiểm tra các triệu chứng bạn đang gặp phải. Ngoài ra kiểm tra mắt là biện pháp hiệu quả nhất để xác định mắt bạn đang gặp phải vấn đề gì. Một số cách xét nghiệm như: soi đáy mắt, kiểm tra khúc xạ, đo nhãn áp,… Ngoài ra xét nghiệm máu, xét nghiệm bạch cầu để xem có vi khuẩn hay nhiễm trùng hay không.
Các phương pháp điều trị và phòng ngừa mắt mờ hiệu quả mà bạn nên biết
Các phương pháp điều trị mắt mờ có thể phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra các triệu chứng của bạn. Có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt, phẫu thuật laser hoặc thuốc uống để kiểm soát tình trạng mờ mắt
Ngoài ra để giữ cho một đôi mắt khỏe mạnh bạn cần:
- Thường xuyên khám mắt;
- Bỏ thói quen hút thuốc;
- Rửa tay sạch sẽ trước khi đeo kính áp tròng;
- Hạn chế dụi mắt;
- Sử dụng kính bảo hộ khi làm các công việc gây ảnh hưởng đến mắt;
- Đeo kính râm khi đi nắng;
- Bổ sung Vitamin C và E, kẽm và axit béo omega 3 tốt cho mắt. Các thực phẩm như hào, thịt heo, dầu cá, rau xanh như kale, nước cam, đậu, đậu phộng và trứng.
- Hạn chế sử dụng vi tính hay điện thoại trong thời gian dài. Đảm bảo bạn có một bàn làm việc được sắp xếp tốt và nghỉ giải lao thường xuyên khỏi bàn làm việc của bạn. Nhìn ra khỏi màn hình sau mỗi 20 phút hoặc lâu hơn, nhìn ra cửa sổ hoặc ở đâu đó trong khoảng ít nhất 20 giây.
Khi nào cần gặp bác sĩ
Đặc biệt khi bạn bị mờ mắt đột ngột, có thể là triệu chứng của một t
ình trạng sức khỏe rất nghiêm trọng. Vì vậy, bạn cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bạn nên đi bệnh viện khám ngay nếu:
- Bạn bị yếu ở một cánh tay hoặc chân, khó nói hoặc nhìn, đau đầu dữ dội.
- Bạn bị sốt, đau mắt hoặc mắt chảy dịch.
- Bạn bị mất thị lực đột ngột.
- Tình trạng mắt mờ ngày càng nghiêm trọng hơn.
- Mắt sưng, đỏ hoặc chảy mủ.
- Bạn nhìn thấy các hình nổi, các tia sáng, các chấm nhỏ hoặc hình dạng mạng nhện.
Cơ địa của mỗi người không giống nhau. Tốt nhất, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm chi tiết. Một số phòng khám mắt uy tín Songkhoe.medplus.vn xin chia sẻ đến các bạn: