Theo Đông y, Mật mông hoa có vị ngọt nhạt, tính bình mát, vào kinh can, có tác dụng nhuận gan, sáng mắt. Cùng MedPlus tìm hiểu kỹ về công dụng và bài thuốc hay nhé !


Thông tin cơ bản
1. Thông tin khoa học:
- Tên Tiếng Việt: Mật mông hoa, Lão mông hoa, mông hoa, hoa mật mông…
- Tên khoa học: Buddleja officinalis Maxim.
- Họ: hoa Mõm sói ( Scrophulariaceae )
2. Mô tả Cây
- Cây nhỏ. Thân, cành non có lông đơn màu nâu đỏ hoặc trắng nhạt và lông tuyến. Lá mọc đối, hình mũi mác – thuôn, dài 6 – 10cm, rộng 2 – 4cm, gốc và đầu thuôn hẹp, mép nguyên hoặc hơi có răng, mặt trên nhẵn màu lục sẫm, mặt dưới có lông màu trắng nhạt; cuống lá ngắn.
- Cụm hoa mọc ở ngọn thân và đầu cành thành xim phân nhánh có cuống phủ nhiều lông, đài khoảng 15cm; hoa rất nhiều, màu ngà vàng, mọc sít nhau; đài có 4 răng dính lại thành hình chuông; tràng 4 cánh, phần dưới hợp thành ống hơi cong, mặt ngoài có ít lông; nhị 4 dính ở 1/3 phía trên ống tràng; bầu có lông.
- Quả nang hẹp, thuôn dài.
- Mùa hoa: tháng 9-11.
3. Phân bố, thu hái và chế biến
Phân bố
- Mật mông hoa là loài tương đối quen thuộc bởi sự phân bố phổ biến của nó ở các tỉnh miền núi phía bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Yên Bái, Tuyên Quang và nhiều tỉnh khác. Cây cũng có ở Trung Quốc và Lào…
Thu hoạch
- Vào mùa hoa, những nụ hoa mật mông nhỏ nhắn mọc dày thành chùm
Bộ phận dùng
- Cụm hoa đã phơi hoặc sấy khô, thu hái khi còn là nụ, loại bỏ tạp chất, rồi phơi khô.
Chế biến
- Người ta thu hái những cụm hoa này, đem phơi khô. Vì vậy, các nụ hoa mật mông khi dùng làm thuốc thường to nhỏ không đều và có lông nhung dày bao phủ.
Công dụng và tác dụng chính
A. Thành phần hoá học
- Hoa chứa:
- Triterpen : olean – 13 (18) – en – 3 – on; ô – amyrin, euph – 8 , 24 – dien – 3 – yl acetat (butyrospermyl acetat, ; a – spinasterol; glatitol; acid vanilic (Wang Bin và cs 1996; CA. 127, 188231 u).
- Flavonoid: acacetin; apigenin; luteolin; neobudoíìcid; linarin (acaciin), luteolin – 7 – 0 – rutinosid; luteolin – 7 – 0 – glucosid và cosmosiin (Li Jiaoshe và cs, 1996; CA. 127, 202902 X)
- Nụ hoa chứa:
- Phenylpropanoid glycosid: verbascosid; cistanosid; ß – hydroxyacteosid; poliumosid; echinacosid; martynosid.
- Flavonoid glycosid: linarin; apigenin – 7 – rutinosid.
B. Tác dụng dược lý
Hoạt tính chống ung thư:
- Kết quả nghiên cứu cho thấy 5 saponin được phân lập từ nụ hoa mật mông có tác dụng ức chế tế bào ung thư bạch cầu HL – 60. (5).
Hoạt tính chống xơ vữa động mạch:
- Theo nghiên cứu từ The American Journal of Chinese Medicine, chiết xuất MMH còn cho thấy tác động tích cực của nó đối với bệnh xơ vữa động mạch (6).
Tác dụng bảo vệ thần kinh:
- Theo tạp chí Biological and Pharmaceutical Bulletin, chiết xuất methanolic từ các nụ hoa của cây mật mông có tác dụng chống viêm và bảo vệ thần kinh trong chứng thiếu máu não (7).
Tác dụng bảo vệ gan:
- Không chỉ có tác dụng chống oxy hóa và kháng viêm, chiết xuất MMH còn có tác dụng bảo vệ gan, giúp gan chống lại những tổn thương (gây rối loạn gan)
C. Công dụng, tính vị và liều dùng
Tính vị
- Mật mông hoa có vị ngọt nhạt, tính bình mát
Quy Kinh
- Kinh Can
Công năng
- Tác dụng nhuận gan, sáng mắt.
Công Dụng
- Theo tài liệu nước ngoài:
- Mật mông hoa phối hợp với bông mã đề sắc uống chữa sưng tấy. Rễ đôi khi cũng được dùng để chữa bệnh vàng da.
- Thanh nhiệt, nhuận tràng.
- Dưỡng gan, sáng mắt.
- Trị chứng sợ ánh sáng, mờ giác mạc, gan hư mắt mờ.
- Điều trị chứng thông manh.
- Dùng cho trường hợp mắt đỏ và đau với nhiều tia đỏ, nhiều nước mắt.
- Dùng trong nhãn khoa, chữa các trường hợp thong manh, mắt sưng đỏ chảy nước mắt, có nhiều tia máu đỏ, có màng mộng.
Lưu Ý
- Người thuộc chứng dương hư nội hàn không nên dùng
Liều dùng
- .Ngày dùng 3 – 6g dạng thuốc sắc hay ngâm rượu. Dùng ngoài, lá cây giã đắp chữa sưng lở.
Bài thuốc sử dụng


1. Chữa đau mắt sưng đỏ chảy nước mắt:
– Mật mông hoa 9g; cúc hoa, kinh giới, long đởm, phòng phong, bạch chỉ, mỗi vị 4g; cam thảo 2g. Sắc uống, ngày một thang.- Mật mông hoa, cúc hoa, hạt mào gà, mỗi vị 12g; hoàng đằng 8g. Sắc uống.- Mật mông hoa, hạt muồng, hạt mã đề, cỏ dùi trống, mỗi vị 20g. Sắc với nước, rồi mài thạch quyết minh vào mà uống.
2. Chữa bệnh dịch đau mắt đỏ do thời khí ôn nhiệt, mất ngứa, nhức đầu hoặc có sốt:
Mật mông hoa, bạc hà, kinh giới, hạt muồng (quyết minh tử) sao, huyền sâm, dành dành, vỏ núc nắc, ngưu tất, mạch môn, mỗi vị 12g. Sắc uống.
[elementor-template id="263870"]
3. Trị can nhiệt, mắt nhiều ghèn, mắt đau, mắt mờ, nhìn không rõ.
Vị thuốc:
Cam cúc hoa 16g, Chích thảo 8g,Chử thực 16g,Mật mông hoa 30g,Phòng phong 16g, Tật lê tử (sao, bỏ gai) 16g,Thuyền thoái 16g
Tán bột.
Mỗi lần dùng 4g, uống với nước ấm.
Lời kết
Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!
Lưu ý
- Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
- Người bệnh không tự ý áp dụng
- Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn tham khảo Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam